Nhiễm trùng tiết niệu

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 45 - 46)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

6. XỬ TRÍ TỒN DIỆN

1.5 Nhiễm trùng tiết niệu

Ở những bệnh nhân tổn thương tuỷ sống thường có nguy cơ nhiễm trung tiết niệu là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong. Do vậy cần phải đề phòng nhiễm trùng là cần thiết và khi đã có dấu hiệu nhiễm trùng cần điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhiễm trùng

Mệt mỏi toàn thân Tăng co thắt toàn thân Sốt

Rối loạn phản xạ (đau đầu, tăng phản xạ…)

Điều trị

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng cho uống nhiều nước hơn bình thường. Cho kháng sinh là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng cho vì gây kháng thuốc, ở những nơi có điều kiện cấy tìm vi khuẩn làm kháng sinh đồ và cho kháng sinh theo kháng sinh đồ. Có thể điều trị một loại kháng sinh hoặc 3 loại phối hợp tuỳ theo mức độ nhiễm trùng.

Đề phòng nhiễm trùng tiêt niệu:

- Uống nhiều nước ít nhất 2 lít một ngày.

- Ăn hoa quả có nhiều vitamin C hoặc uống vitamin C để làm cho nước tiểu có độ acid cao, vi khuẩn khó mọc trong môi trường acid.

- Giữ tay, catheter, túi góp nước tiểu ln sạch sẽ trước khi, trong khi và sau khi thực hiện các chương trình bàng quang.

- Không nằm lâu trên giường, cần hoạt động tích cực. - Đừng để nước tiểu ở lâu trong bàng quang.

- Không làm tắc catheter.

Chăm sóc đường ruột ở bệnh nhân tổn thương tuỷ sống

Khi có một tổn thương tuỷ sống, hầu hết bệnh nhân mất kiểm soát đường ruột. Điều này làm cho bệnh nhân khó mà giữ được vệ sinh sạch sẽ và dẫn đến gây nhiều bối rối phiền phức cho người thân cũng như cho bản thân bệnh nhân. Vì vậy bệnh nhân cần phải học cách tự chăm sóc đường ruột, điều này sẽ giúp cho bệnh nhân tự do hơn trong mọi hoạt động xã hội và cơng việc.

Những người có tổn thương tuỷ sống thường hay bị táo bón. Đơi lúc táo bón cũng có lợi cho vệ sinh nhưng phần lớn thường gây nên nhiều biến chứng (như rối loạn phản xạ…)

Đề phịng táo bón cần: Uống nhiều nước.

Ăn nhiều thức ăn có nhiều sợi xơ (hoa quả, rau đậu…) Nghiêm ngặt thực hiện đại tiện đúng giờ đã định. Tích cực hoạt động

Lập thói quen đại tiện: đều đặn hàng ngày và cùng một thời gian thậm chí việc đó có nhiều rắc rối. Cố gắng huấn luyện cho bệnh nhân thói quen mà bệnh nhân có trước lúc bị tổn thương. Thường đại tiện tốt hơn là sau bữa ăn hoặc sau uống nóng.

Nếu có thể cho bệnh nhân đại tiện ở hố xí hoặc dùng bơ hứng, nhưng thường là ngồi có nhiều thuận lợi hơn nằm. Tuỳ theo các loại đường ruột ở bệnh nhân mà lập chương trình thích hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 45 - 46)