Các tổn thương bỏng toàn bộ chu vi của chi gây chèn ép

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 59 - 61)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

c. Các tổn thương bỏng toàn bộ chu vi của chi gây chèn ép

• Tháo bỏ đồ trang sức.

• Đánh giá tình trạng tuần hồn phía ngoại vi của chi xem có dấu hiệu xanh tím, hồi lưu mao mạch chậm hay các dấu hiệu tổn thương thần kinh tiến triển (bao gồm dị cảm và đau sâu trong mô) không. Đánh giá mạch ngoại biên ở bệnh nhân bỏng tốt nhất là bằng siêu âm Doppler.

• Các cản trở tuần hồn ở chi do bỏng tồn bộ chu vi được xử trí bằng cắt lọc da và tổ chức hoại tử sau khi đã hội chẩn ngoại khoa. Cắt lọc da thường được đặt ra từ giờ thứ 6 sau khi bệnh nhân bị bỏng.

5. TĨM TẮT

• Bỏng không chỉ là tổn thương tại chỗ mà gây nên các q trình bệnh lý tồn thân gồm rối loạn huyết động, rối loạn chuyển hoá và rối loạn miễn dịch.

• Tử vong trong bỏng thường do suy hơ hấp, sốc giảm thể tích, suy thận cấp, ngừng tim và nhiễm khuẩn. Đó là hậu quả của các q trình trên.

• Tổn thương nguy hiểm nhất cần nhanh chóng được phát hiện và xử trí là tổn thương đường hơ hấp do bỏng hoặc hít phải khí độc.

• Dù là loại bỏng gì cũng cần nhanh chóng loại trừ nguyên nhân gây bỏng nhưng tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng tổn thương mà có cách thích hợp.

• Đánh giá tình trạng bỏng dựa vào diện tích, độ sâu, vị trí vết bỏng, hoàn cảnh bị bỏng, các tổn thương kèm theo và lứa tuổi, cơ địa bệnh nhân.

• Tiến hành đồng thời điều trị toàn thân và tại vết bỏng. Lưu ý các bỏng rộng toàn bộ chu vi gây chèn ép chi trong điều trị tại chỗ và bù dịch đầy đủ trong điều trị toàn thân.

_______

Phụ lục đọc tham khảo:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỎNG (Trích từ Giáo trình Điều dưỡng Ngoại khoa - Bộ Y tế) BỎNG (Trích từ Giáo trình Điều dưỡng Ngoại khoa - Bộ Y tế)

- Nước sôi để nguội

Nếu bỏng nặng ở chi ngâm chi vào dung dịch natriclorua 0,9% cho sạch tổ chức hoại tử. - Cắt bỏ tổ chức hoại tử

- Bôi thuốc sát khuẩn xung quanh vết bỏng

2.2. Băng vết bỏng

Tuần đầu và tuần thứ 2: tuần đầu vết bỏng cịn sưng nề và nhiễm khuẩn ta có thể băng bằng một

trong những thuốc sau: - Dung dịch Nitrat bạc

- Thuốc nhũ tương syntomycin 5% - 10% - Hoặc phun panthenol (không băng)

Tuần thứ 3: băng bằng dung dịch natriclorua 1% -2% để làm sạch vết bỏng và chuẩn bị môi

trường tốt để ghép da.

Khi vết bỏng lên da non băng bằng: - Dầu cá

- Mỡ penicilin - Hoặc mỡ sulfamid

Chú ý bỏng ở mặt, bộ phận sinh dục tuyệt đối không băng

2.3. Ghép da

- Ghép da sớm, chỉ định từ tuần lễ thứ 3 trở đi.

- Những vết bỏng rộng phải điều trị hết nhiễm khuẩn – toàn thân ổn định - Tại chỗ bỏng tổ chức hạt mọc tốt

Chỉ định

- Bỏng có tổ chức hạt

- Bỏng hoại tử toàn bộ lớp da sau khi cắt lọc sớm - Nát da do tai nạn giao thông

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 59 - 61)