Đánh giá diện tích và độ sâu của bỏng

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 57 - 58)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

b. Đánh giá diện tích và độ sâu của bỏng

Diện tích

Diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng có thể đánh giá theo Luật số 9:

• Đầu và cổ = 9%.

• Mỗi chi trên = 9%

• Phía trước thân mình = 18%

• Phia sau thân mình = 18%

• Mỗi chi dưới = 18%

• Vùng đáy chậu = 1%

Hoặc dùng cơng thức lịng bàn tay: lịng bàn tay có diện tích khoảng 1% diện tích bề mặt cơ thể mỗi người.

Đối với trẻ em dưới 30 kg (khoảng 12 tuổi hay nhỏ hơn), sự phân chia diện tích ở trên có một số điểm khác: ở những bệnh nhân nhi này, diện tích đầu tương ứng với 18% diện tích cơ thể cịn mỗi chi dưới chỉ chiếm 14% diện tích cơ thể.

Độ sâu

Đánh giá độ sâu của bỏng rất quan trọng trong việc nhận định mức độ nặng nhẹ, lên kế hoạch chăm sóc vết thương và tiên lượng về mặt chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân bỏng,

Bỏng độ I (ví dụ như bỏng nắng): da đỏ, hơi rát và khơng có các phỏng nước. Bỏng độ I khơng gây

nguy hiểm đến tính mạng và thường khơng đòi hỏi phải truyền bù dịch .

Bỏng độ II: da có các vết đỏ hay đốm, kèm theo sưng và có các mụn phỏng . Bề mặt da ướt, rỉ

nước và bệnh nhân đau nhiều.

Bỏng độ III: da tổn thương trở nên trong mờ, lốm đốm sẫm màu hay trắng xám giống như sáp. Bề

mặt tổn thương khơ, cũng có màu đỏ và không chuyển màu khi ấn vào. Bệnh nhân thường không đau tại bề mặt tổn thương .

để tạo ra lượng nước tiểu 1.0ml/kg /giờ dối với bệnh nhân nhi cân nặng dưới 30 kg, và 30 đến 50 ml/ giờ đối với người lớn.

Bệnh nhân bỏng đòi hỏi truyền 2 – 4 ml Ringer lactate / kg/ % diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng độ II và III trong vòng 24 giờ đầu để đảm bảo lưu lượng tuần hoàn và tạo ra lượng nước tiểu cần thiết. Trong đó, ½ lượng dịch sẽ được truyền trong vòng 8 giờ đầu sau khi bệnh nhân bị bỏng, và ½ lượng dịch cịn lại sẽ được truyền trong 16 giờ tiếp theo. Ở bệnh nhân nhi ≤ 30 kg có thể thêm dung dịch glucose vào công thức bù dịch sao cho lưu lượng nước tiểu đạt 1 ml/kg/h . Các công thức bù dịch này chỉ giúp ước lượng lượng dịch cần bù. Khi tính tốn tốc độ bù dịch cần dựa vào thời điểm bệnh nhân bị bỏng chứ không phải là thời điểm bệnh nhân bắt đầu được hồi sức. Số lượng dịch cần bù cũng cần được tính tốn dựa theo đáp ứng của bệnh nhân thông qua theo dõi lưu lượng nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, dấu hiệu sinh tồn và tình trạng toàn thân.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)