Chăm sóc da:

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 53 - 55)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

c.Chăm sóc da:

- Giữ cho da được sạch sẽ, khô ráo. - Quan sát nơi da tiếp xúc với mép bột

- Kiểm tra cảm giác của nạn nhân tại các vùng như vùng gãy, nơi xương sát da (gai chậu, khuỷu xương cùng, gối, mắt cá chân).

- Khi bột còn ướt đặt trong tư thế đứng, sao cho bột không bị lõm hoặc gập; sẽ gây đè ép vào da. - Từ sau khi bó đến 48h sau cần nâng cao phần chi được bó để giảm phù nề.

- Bệnh nhân dễ bị ngã nhất là khi di chuyển, nên giữ bệnh nhân trên các xe có dây an tồn.

e. Xoay trở

- Để ngăn ngừa các biến chứng do bất động

- Lần đầu xoay trở phải kết hợp hướng dẫn cho bệnh nhân và những người phụ giúp. - Chưa được xoay trở khi bột chưa thật cứng chắc.

f. Tập luyện

- Để kích thích tuần hồn, hạn chế teo cơ, cứng khớp, phục hồi tốt các tổn thương, hạn chế rối loạn dinh dưỡng.

- Tập luyện lên gân cơ bắp trong bột, vận động các đầu chi còn tự do, tập luyện các phần chi khơng bị cố định bột (thí dụ: buộc một dây ở cuối thang giường để bệnh nhân tự kéo đu người ngồi dậy).

2.3. Sau khi tháo bột

- Dùng tay nhẹ nhàng gỡ các mảng bột tháo ra - Bóc bỏ các lớp độn và gỗ băng nếu có

- Một số bệnh nhân bị ngứa phần chi vừa được tháo bột, không cho bệnh nhân gãi làm xước da mà chỉ nên xoa.

- Dùng xà phòng hoặc nước ấm pha thuốc sát trùng rửa nhẹ các chất bám trên da. Dùng dầu mineral hoặc dung dịch lanolin bôi lên da để giúp da mềm mại và lấy các mảnh vảy dễ dàng. - Dùng băng chun băng lại trong vài tuần và đặt chi cao để giảm phù.

- Hướng dẫn tập luyện dần các chi khớp để phục hồi vận động.

Giáo dục sức khoẻ

- Hướng dẫn cho người nhà biết cách tắm cho bệnh nhân được bó bột ở chi hoặc ngực bụng mà không làm ẩm ướt bột.

- Hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu rõ ích lợi của việc tập luyện co cơ các phần chi bó bột, của việc đi lại với phần chi bó bột.

- Hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự kiểm tra theo dõi để biết kịp thời: bột lỏng, bột chặt chèn ép, có tiếng lạ trong ổ gãy xương, da bị loét tiết dịch.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 53 - 55)