Chăm sóc bệnh nhân sau mổ vết thương ngực hở

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 34 - 36)

Theo dõi tần số, biên độ hô hấp thường xuyên theo chỉ định, ghi vào bảng (15 – 30 phút một lần). Có thể để bệnh nhân theo tư thế Fowler.

Trường hợp mất máu nhiều cần bù đủ bằng truyền máu

Cho bệnh nhân dùng kháng sinh đúng liều, đúng giờ quy định.

Nối ống dẫn lưu màng phổi vào lọ và theo dõi như các dẫn lưu màng phổi khác.

Cần theo dõi bụng để phát hiện các tổn thương phối hợp bụng ngực bị bỏ sót: bụng có đau khơng? Có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc hay không.

Tiếp tục theo dõi lồng ngực để phát hiện sớm tràn máu, tràn khí màng phổi để có xử trí kịp thời và đúng.

Một số trường hợp sau mổ có thể có tràn khí dưới da. Khí tràn vàp tổ chức dưới da có thể do từ khơng khí bên ngồi thành ngực qua vết thương hoặc từ trong ra (khí trong màng phổi, rách nhu mơ phổi và phế nang). Triệu chứng là da căng, sờ vào thấy cảm giác lép bép ở dưới tay. Trong trường hợp này nếu tràn khí dưới da ít thì sau vài ngày có thể hết; nhưng nếu tràn khí dưới da tăng dần, cần báo bác sĩ ngay để phải hoặc khâu lại vết thương thành ngực hoặc mở ngực để khâu vết thương nhu mô phổi.

Một biến chứng nguy hiểm sau mổ vết thương ngực là có thể gây ra tràn khí trung thất, địi hỏi xử trí cấp cứu. Triệu chứng chính là bệnh nhân khó thở nặng, tím tái, cổ bạnh lên, vùng hõm trên xương ức phồng to. Xử trí cấp cứu trường hợp này là cần chọc một kim to (d>1,5mm) vào hõm trên xương ức cho khí thốt ra ngồi; nếu nhẹ sau khi chọc kim sẽ khỏi dần, nếu nặng phải mổ ngực để khâu vết rách phổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 34 - 36)