D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh
Bài 10 ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ CÁC CHẤN THƯƠNG ĐẶC BIỆT Phần 1 Các chấn thương đặc biệt: Chấn thương ở trẻ em
Phần 1 Các chấn thương đặc biệt: Chấn thương ở trẻ em
1. MỤC TIÊU
• Nắm được các khác biệt về giải phẫu và sinh lý ở trẻ em .
• Nhận biết được các mơ hình chấn thương ở trẻ em.
• Nắm được cách xử trí ban đầu đối với các chấn thương ở trẻ em dựa trên các đặc điểm về giải phẫu và sinh lý.
• Xác định các mơ hình tổn thương liên quan đến lạm dụng trẻ em và các yếu tố nghi ngờ các trường hợp trẻ em bị lạm dụng.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1 Giới thiệu 2.1 Giới thiệu
Chấn thương tai nạn là nguyên nhân tử vong và tàn tật thường gặp nhất ở trẻ em. Hàng năm ở Mỹ có gần 22 triệu trẻ em bị chấn thương, hay cứ 3 em thì có gần 1 em bị chấn thương. Ở Việt Nam, theo Điều tra Liên trường về Chấn thương (VMIS) do trường Đại học y tế công cộng tiến hành năm 2003, ước tính mỗi ngày có 4.300 trẻ em bị chấn thương. Chấn thương và tai nạn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ với tỷ lệ 74% (so với 15% do bệnh truyền nhiễm, và 11% do bệnh mạn tính), trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nhất trong quần thể dân số này.
Chấn thương thường gặp ở trẻ là chấn thương kín. Do các đặc điểm thể chất đặc biệt, trẻ em dễ bị đa chấn thương, vì vậy cần nghi ngờ có tổn thương ở tất cả các hệ thống cơ quan trên những bệnh nhân này. Chấn thương hở lại đang có xu hướng ngày càng tăng ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở các thành phố lớn.
Thứ tự ưu tiên trong đánh giá và xử trí chấn thương ở trẻ em giống như với người lớn, tuy nhiên, các đặc điểm về giải phẫu sinh lý của trẻ em đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt trong đánh giá và điều trị. Để đảm bảo thành cơng trong điều trị, các trang thiết bị với kích cỡ thích hợp phải được chuẩn bị sẵn sàng. Băng Broselow - dụng cụ đo lường các thông số dùng trong hồi sức cấp cứu nhi - nếu có sẽ là một công cụ lý tưởng để xác định nhanh cân nặng theo chiều cao để xác định liều lượng thuốc thích hợp và tìm dụng cụ có kích cỡ phù hợp với bệnh nhân nhi.
không gây gãy khung xương ở bên ngồi. Ví dụ trên lâm sàng có thể thấy trẻ bị đụng giập phổi nhưng xương sườn lại không bị gãy hay các cơ quan trong lồng ngực như tim và các cấu trúc trong trung thất cũng có thể thể bị tổn thương nghiêm trọng mà bệnh nhân khơng có dấu hiệu gãy xương. Khi có gãy nhiều xương sườn ở trẻ em chứng tỏ lực tác động rất mạnh và nguy cơ tổn thương nghiêm trọng các cơ quan trong lồng ngực ở những bệnh nhân này là rất cao cần chú ý phát hiện.