Chăm sóc bệnh nhân mổ xương khớp 1 Trước khi mổ

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 51 - 52)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

1. Chăm sóc bệnh nhân mổ xương khớp 1 Trước khi mổ

1.1 Trước khi mổ

- Thực hiện y lệnh về thuốc kháng sinh hoặc thuốc an thần, thuốc giảm đau, phòng ngừa uốn ván trong gẫy hở, phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ.

- Giải thích mục đích cho bệnh nhân an tâm.

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho giải phẫu chỉnh hình như calci máu, phosphatase, ngồi các xét nghiệm thơng thường, có ích trong việc ước lượng sự trao đổi chất ở xương. Xét

nghiệm các yếu tố đông máu cẩn thận, ngăn ngừa sự chảy máu và phát hiện những triệu chứng bệnh về đông máu.

- Chuẩn bị da vùng mổ, tránh nhiễm trùng vết mổ.

- Chuẩn bị da vùng mổ phải cẩn thận để giảm tối đa khả năng nhiễm trùng sau khi mổ, vì mổ xương nếu nhiễm trùng rất khó chữa, sẽ gây nên viêm xương, viêm tuỷ xương mạn tính hay gây cứng khớp.

- Kì cọ da thật sạch và cạo sạch lông, tránh làm xước da (nguy cơ nhiễm trùng). Vùng da rộng cần thiết để chuẩn bị tuỳ theo vị trí mổ :

+ Vùng chuẩn bị da để mổ cột sống: chuẩn bị da từ vùng gáy đến mông của phần lưng + Vùng chuẩn bị da mổ cổ xương đùi: từ vùng nách xuống đầu gối.

- Tháo hệ thống kéo tạ nếu có.

- Bất động chi (dùng nẹp Thomas khi gãy xương đùi)

1.2. Chăm sóc sau khi mổ xương, khớp

Bệnh nhân sau khi mổ chỉnh hình có thể có những biến chứng khơng phải lúc nào cũng phịng ngừa được, bởi vậy bệnh nhân cần được theo dõi phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng để tiến hành điều trị ngay.

Các biến chứng sau khi mổ chỉnh hình bao gồm: sốc, viêm tắc tĩnh mạch, tắc mạch phổi, tắc mạch do mỡ, bí đái hoặc chướng bụng.

Trong khi quan sát bệnh nhân sau mổ người điều trị phải ước lượng những hội chứng khác xảy ra như nhiễm trùng, xuất huyết, viêm phổi, xẹp phổi, tắc tuần hoàn, tổn thương thần kinh.

Biến chứng thần kinh, tĩnh mạch thường xuất hiện khi sửa nắn gẫy xương hở hoặc sau mổ. Tổn thương này biểu hiện các dấu hiệu: đau, da tái nhợt, tê, mạch không đập, liệt, người điều dưỡng cần phát hiện sớm các hội chứng trên và báo cáo ngay để xử lý kịp thời.

Sau mổ đặt bệnh nhân tư thế thích hợp thoải mái.

Đặt chi mổ lên cao để giảm bớt tối đa phù nề. Kê cao toàn bộ chiều dài của chi khơng được gối ở dưới gót chân hay vùng khoeo gây đè ép.

Khi có bó bột sau mổ khơng được bó q chặt. Tốt hơn là nên rạch dọc bột

Khuyến khích bệnh nhân thở sâu để ngừa xẹp phổi.

Chăm sóc: vết thương vơ trùng khơng cần thay băng, nếu thấm máu nhiều chỉ thay lớp băng ngồi bằng băng chun phịng ngừa chảy máu (chăm sóc vết thương dùng ngun tắc vơ trùng)

Chăm sóc hệ thống dẫn lưu nơi vết thương: theo dõi số lượng màu sắc dịch chảy ra, khi dẫn lưu kín, hệ thống dẫn lưu phải hoạt động.

Khi có chi bó bột theo dõi vết máu có loang ra thêm hay vẫn như lúc ban đầu (phát hiện sự chảy máu nơi vết mổ),mùi bốc ra từ chi bó bột, cảm giác nhớt ướt tại vụng bị mổ và bó bột.

Theo dõi màu sắc da, niêm mạc và tính chất nước tiểu khi bệnh nhân được tiêm thuốc đặc hiệu để kiểm tra trong lúc mổ vùng bị hoại tử của xương (thuốc disulfin sẽ nhuộm màu xanh ở da, niêm mạc và được bài tiết qua nước tiểu).

Khuyến khích bệnh nhân vận động những nơi khơng bất động (tránh teo cơ, cứng khớp, loãng xương)

Giúp đỡ bệnh nhân khi lần đầu được ra khỏi giường sau mổ. Chương trình phục hồi sau mổ

Bệnh nhân chỉnh hình sau mổ bao gồm việc điều trị, lắp ráp bộ phận giả, tập vật lý trị liệu. Luyện tập cử động dáng đi, luyện tập cơ bắp tăng cường sức khoẻ

Bệnh nhân phải chủ động vận động, vì những người khác khơng thể phục hồi cho bệnh nhân mà bệnh nhân phải hợp tác với những người khác để tự phục hồi cho chính họ (tập vận động sớm với sự hỗ trợ của thầy thuốc) 01

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 51 - 52)