HƯỚNG XỬ TRÍ MỘT SỐ LOẠI CHẤN THƯƠNG 1 Chấn thương bụng kín

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 71 - 73)

D. Tổn thương liệt – Thăm khám nhanh thần kinh

4. HƯỚNG XỬ TRÍ MỘT SỐ LOẠI CHẤN THƯƠNG 1 Chấn thương bụng kín

4.1 Chấn thương bụng kín

Có một vài điểm quan trọng cần lưu tâm khi xử lý chấn thương kín vùng bụng ngực ở bệnh nhân có thai:

• Thăm khám lâm sàng khó chính xác do tử cung to đẩy các cơ quan trong ổ bụng làm căng phúc mạc và có thể làm thay đổi phản ứng kích thích phúc mạc.

• Các phương tiện chẩn đoán thường được dùng để đánh giá trong ba tháng đầu của thai kì theo thứ tự giảm dần là siêu âm, chọc rửa ổ bụng chấn đoán và chụp cắt lớp. Do ba tháng đầu của thai kì là giai đoạn hình thành các cơ quan, bộ phận của thai, siêu âm thường được sử dụng nhất để phát hiện chảy máu trong ổ bụng. Do có độ nhạy cao, chọc rửa ổ bụng với kĩ thuật mở bụng tránh gây tổn thương tử cung đường trên rốn có thể được sử dụng để đánh giá ổ bụng. Bất lợi chính của chọc rửa ổ bụng trên bệnh nhân mang thai là tính xâm lấn của nó. Nếu chụp cắt lớp là bắt buộc, bệnh nhân cần được uống và tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.

• Trong 3 tháng giữa của thai kì, siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính có thể được sử dụng để đánh giá ổ bụng. Chọc rửa ổ bụng có thể gặp khó khăn khi tiến hành do tử cung to có thể cản trở vị trí của catheter.

• Trong ba tháng cuối của thai kì, các thai phụ bị chấn thương có thể được đánh giá tốt nhất bằng siêu âm và chụp cắt lớp.

• Mặc dù tai nạn xe cộ là nguyên nhân thường gặp nhất của chấn thương kín nghiêm trọng ở phụ nữ có thai nhưng ngược đãi và ngã cũng là các nguyên nhân thường gặp. Ngoài tử vong mẹ do các chấn thương kín chiếm khoảng 7%, thai nhi cũng chịu những nguy cơ đáng kể, đặc biệt trong trường hợp bong bánh rau sớm, rau tiền đạo hay vỡ tử cung.

4.2 Chấn thương xuyên ngực bụng

Như đã đề cập ở phần trước, khi quá trình mang thai phát triển, các cơ quan trong ổ bụng thay đổi vị trí, điều này có nhiều ý nghĩa quan trọng. Do các tạng bị tử cung to đẩy lên trên nên các chấn thương xuyên vào phần trên của bụng nhiều khả năng liên quan đến chấn thương tiêu hố. Tần suất

kì ngun nhân nào, các hạn chế cơ học đối với việc sữa chữa lại của mẹ, chấn thương tử cung khơng có khả năng sửa chữa, mất ổn định khả năng sống sót của thai, chấn thương cột sống ngực- lưng không ổn định, và tử vong mẹ.

4.3 Chấn thương bỏng

Các ưu tiên trong điều trị là giống nhau khi xử trí các bệnh nhân bỏng có thai và khơng có thai. Việc duy trì lưu lượng dịch trong thành mạch bình thường, tránh giảm ô xy mô, và ngăn ngừa nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Các vùng mô bị bỏng cần được lấy bỏ tổ chức hoại tử và làm sạch. Kem bạc sulfadiazine cần được sử dụng hạn chế do nguy cơ vàng nhân não liên quan đến hấp thụ sulfonamide.

Trong các trường hợp bỏng điện, tử vong thai thường rất cao, khoảng 73%, ngay cả khi với dòng điện có cường độ thấp, vì khả năng kém chịu đựng của thai với tình trạng điện giật. Điều này có thể liên quan đến một thực tế là thai nổi trong dịch ối với một sức kháng cự kém với dịng điện. Dù là chấn thương có thể là rất nhẹ, việc theo dõi thai và thăm khám thai bằng siêu âm cần được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có thai bị điện giật.

5. TĨM TẮT

• Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời gian mang thai có thể làm thay đổi đáp ứng của người mẹ với chấn thương.

• Người mẹ trong các giai đoạn phát triển của thai kỳ có các thay đổi mang tính đặc thù và do vậy các phương pháp chẩn đoán và điều trị cũng cần được cân nhắc cho phù hợp.

• Khai thác kỹ tiền sử và bệnh sử, đặc biệt là về sản khoa và cơ chế chấn thương, giúp cho chẩn đoán được chính xác.

• Cần cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai, nhất là khi có liên quan tới phóng xạ, nhưng nguyên tắc chỉ đạo là ưu tiên cứu mẹ.

• Ngun tắc chính hướng dẫn điều trị là hồi sức mẹ cũng đồng thời là hồi sức thai.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)