Phương pháp xử lý lỗ

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 67 - 69)

THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.3.5.2. Phương pháp xử lý lỗ

Các phương pháp xử lý lỗi chính được miêu tả bên dướị

Tốt nhất là tránh các lỗị Nếu có thể xác định những gì có thể gây

ra các lỗi, hệ thống có thể thường được thiết kế theo cách gỡ bỏ các khả năng mà lỗi có thể xảy rạ Một số ví dụ về tránh lỗi bao gồm:

- Nếu để tiền trên mặt quầy thu ngân, nó sẽ bị lấy trộm, vì vậy không nên để tiền ở trên quầy, nên để tiền vào trong tủ nơi chỉ có giao dịch viên lấy được, vì vậy tránh để khách hàng có cơ hội trộm tiền;

- Nếu người dùng nhầm lẫn về lệnh (control C) nghĩa là "copy" vào nơi nó mang nghĩa là "break", thiết kế có thể được đọc lại vì vậy nó ln ln có nghĩa là "copy" và một số lệnh khác nữa được sử dụng với nghĩa "break";

- Nếu người dùng nhập thông tin, nhiều điều khiển hiệu chỉnh có thể được thực hiện trước khi hệ thống xử lý và lưu trữ các thơng tin đó. Ví dụ, người làm dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi có thể bị một hệ thống tuyển dụng chối từ.

Tạo điều kiện khắc phục các vấn đề và khôi phục các tổn thất từ lỗi là điều thứ hai cần làm! Nếu có thể xác định các nguyên nhân tiềm

ẩn cho một lỗi nhưng khơng thể thiết kế hệ thống để tránh lỗi (vì lỗi là kết quả của quá trình hoạt động hợp lệ ở một thời điểm khơng chính xác), nên cung cấp một cơ chế thích hợp cho việc sửa lỗị Các ví dụ của việc khôi phục lỗi bao gồm:

- Nếu xác nhận rằng cửa hàng thường xuyên bị mất trộm, có thể cài đặt hệ thống máy quay phim để hỗ trợ trong việc phát hiện trộm;

- Mọi người mua bảo hiểm nhà và xe cộ để được hoàn lại các tổn thất có khả năng xảy ra (nhưng do khấu trừ, không thể được phục hồi lại hồn tồn);

- Nếu người dùng sau đó tình cờ xóa cái gì đó mà khơng nên xóạ

Giới hạn tác động của các lỗi (giới hạn số lượng các lỗi) là điều tốt nên làm. Nếu có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn của một lỗi nhưng

khơng thể thiết kế theo một cách mà có thể ngăn chặn được lỗi đó, có thể giới hạn khả năng lỗi và số lượng của một lỗi khi lỗi đó xảy rạ Điều này rất hữu ích thậm chí trong trường hợp có thể khơi phục các lỗị Một số ví dụ của việc giới hạn các tổn thất/lỗi là:

- Các chính sách bảo hiểm ơ tơ và tài sản ln có sự khấu trừ trong việc thanh toán của họ đối với các mất mát để nhằm ngăn chặn việc bất cẩn của khách hàng;

- Nếu người dùng nhập thông tin, kiểm tra các hiệu chỉnh có thể cung cấp cho người dùng các cảnh báo trước khi hệ thống xử lý và lưu trữ các thông tin. Ví dụ nhân viên dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi có thể được cho phép chỉ khi người dùng xác nhận rằng có một ngoại lệ đã được tạo ra đối với chính sách nhân viên tiêu chuẩn.

Một số ví dụ giới hạn lượng lỗi bao gồm:

- Nếu một cửa hàng tiện lợi có nhiều tiền mặt trong tay, cửa hàng đó có thể mất nhiều tiền trong một vụ cướp. Hầu hết các cửa hàng tiện ích

thường sẽ giới hạn mức tiền có thể lấy được vào ban đêm bằng cách thuê một người quản lý lượng tiền mà họ khơng thể mở được, vì vậy sẽ giới hạn lượng tiền nếu bị mất trộm/cướp;

- Máy rút tiền mặt giới hạn số tiền một người có thể rút tại một thời điểm để bảo vệ họ;

- Chương trình phần mềm có thể giới hạn các lỗi bằng nhiều cách: giới hạn truy cập vào một hệ thống; kiểm sốt truy cập; cấp quyền...

Thơng báo cho người dùng lỗi đã xảy ra là chưa đủ! Nếu hệ thống

có thể xác định lỗi đã xảy ra, sau đó có thể thực hiện được một số việc để xử lý nó. Điều này khơng có nghĩa là hệ thống nên lấy quyền kiểm soát của người dùng. Nếu lỗi không thể tránh, hệ thống ít nhất cũng giúp người dùng nhận ra lỗi và xác định những gì nên làm để có giải quyết nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)