Tính hiệu lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 114 - 117)

THỬ NGHIỆM VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

7.1.2.1. Tính hiệu lực

Tính hiệu lực tức là kiểm tra sự chính xác và mức độ hoàn thiện của

các yêu cầu cụ thể của hệ thống như đã đề rạ Theo Pressman, "Tính

hiệu lực đề cập tới một tập hợp các hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo

rằng phần mềm đã được thiết kế có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng". Đây cũng là cách Boehm đưa ra câu hỏi về kiểm tra tính hiệu lực "Liệu chúng ta đã xây dựng đúng sản phẩm chưa".

Kiểm tra tính hiệu lực tập trung vào xác định loạt thông số kỹ thuật/chương trình liệu rằng nó có thực hiện theo đúng dự định đã đề ra hay khơng. Nó so sánh:

- Hệ thống hoặc chương trình có kết cấu theo đúng thiết kế chưa; - Thiết kế đã đúng yêu cầu chưa;

- Các yêu cầu về ứng dụng sẽ được thực hiện bởi hệ thống.

Bởi kiểm tra tính hiệu lực tập trung vào những điều được tin là đúng, được cho là một kiểu của đánh giá. Tuy nhiên, thực hiện kiểm tra tính hiệu lực một cách cẩn thận có thể cho kết quả có tính chính xác caọ

Kiểm tra tính hiệu lực hệ thống TMĐT thích hợp phải đi xa hơn chỉ là sự kiểm tra một hệ thống đáp ứng yêu cầu, trong một số cách này hay cách khác, một tập hợp các "thiết lập theo dõi các yêu cầu của khách hàng". Kiểm tra tính hiệu lực thực sự của một hệ thống TMĐT là khả năng tạo ra và xử lý hoạt động kinh doanh. Rất tiếc là những kiểm tra tính hiệu lực hệ thống như thế chưa thể được xác định trừ khi hệ thống này đã được vận hành. Có hai hạn chế trong kiểm tra tính hiệu lực:

- Yêu cầu về các tiếp cận khác nhau đối với kiểm tra tính hiệu lực, cái nào có thể được ưu tiên thực hiện trước;

- Các tổ chức thường rất khó khăn trong việc phát triển và sử dụng hệ thống mới, và thậm chí trong đánh giá thành công hay thất bại của việc cài đặt hệ thống mớị

i) Kiểm định chấp nhận

Kiểm định chấp nhận là hình thức cơ bản của kiểm tra tính hiệu

lực, đề cập đến việc người dùng chấp nhận hệ thống có đáp ứng các yêu cầu của họ hay không. Một trong những ứng dụng của vòng đời phát triển hệ thống hình thác nước là xác định các điểm, vào cuối mỗi giai đoạn, nơi mà công việc phát triển hệ thống hồn thành trong giai đoạn đó là đối tượng chấp nhận của người dùng. Các điểm tương tự có thể được xác định bằng phương pháp phát triển khác để đánh giá và chấp nhận cơng việc phát triển hồn thành. Tuy nhiên, người dùng thường không hiểu đúng và đánh giá thông tin phát triển để chấp nhận.

Tài liệu hướng dẫn phát triển theo cách truyền thống ít khi ghi lại các dấu vết yêu cầu của người sử dụng đã dẫn đến giai đoạn phát triển hiện naỵ Việc thiếu một dấu vết như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự thành công của phát triển hiện tại và tương laị Conklin(1) nhấn mạnh sự cần thiết phải nắm bắt được thiết kế hợp lý làm cơ sở cho việc bảo trì trong tương laị Các tài liệu chính thức ghi lại các dấu vết của các yêu cầu và các quyết định phát triển khác có thể đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ sự phát triển liên tục của hệ thống TMĐT.

ii) Kiểm định cạnh tranh

Sẽ rất khó để phát triển các yêu cầu tuyệt đối về chất lượng các ứng dụng. Tiêu chuẩn cơ bản của chất lượng ứng dụng TMĐT là đạt chất lượng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Kiểm định cạnh tranh bao gồm:

- Kiểm định tính năng của hệ thống cạnh tranh nhằm xác định xem hệ thống có thể làm gì và điều gì khiến người dùng muốn kết hợp trong hệ thống của họ;

Kiểm định so sánh với các hệ thống của đối thủ để có thể phù hợp

hơn trong mơi trường đó.

Có thể là khá tốt nếu xác định được hệ thống TMĐT của mình tốt hơn so với đối thủ, nhưng thực tế việc lựa chọn hệ thống nào lại phụ thuộc vào quan điểm của những người sử dụng hệ thống.

Một vấn đề khá quan trọng là chọn người dùng thử, những người có thể đưa ra các trả lời về việc kiểm định chất lượng. Nếu chọn những

(1) Jeff Conklin, Design Rationale and Maintainability, Proceedings of the 22nd HICCS

người mà doanh nghiệp bị bắt buộc phải trả tiền cho thời gian mà họ bỏ ra, doanh nghiệp có thể khơng nhận được kết quả mong đợị Thử nghiệm cần có thời gian, và thường những người tốt nhất là những người bận rộn nhất trong công việc. Trước khi bắt đầu quá trình thử nghiệm, nên có những điều khoản ràng buộc đối với những người kiểm định hệ thống. Vì chúng ta khơng biết rõ điểm yếu của đối thủ, do đó chúng ta khơng nên để lộ những điểm yếu của chúng ta trước khi hệ thống được đưa vào sử dụng. Nếu thơng tin bị lộ, hệ thống có thể bị sao chép và điều đó khiến cho đối thủ có được lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường. Do đó, cần phải cân nhắc xem đâu là cách tốt nhất nhằm duy trì sự trung thành của nhân viên, đặc biệt là nhân viên kiểm định hệ thống, có thể qua điều khoản hợp đồng sẽ hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp nếu nhân viên tiết lộ những ứng dụng của hệ thống.

Sẽ có những phát sinh trong quá trình khách hàng của chúng ta thử nghiệm hệ thống của đối thủ. Nếu đối thủ đang cung cấp các dịch vụ mà chúng ta có kế hoạch cung cấp thì nghĩa là họ đã đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh giành lấy khách hàng. Nhân viên thử nghiệm cần nhận ra điểm khác biệt giữa phát triển hệ thống và so sánh các hệ thống bởi không phải tất cả các điểm khác biệt đều có chung cách giải quyết.

- Thử nghiệm hệ thống TMĐT sẽ giúp nhận ra rằng khơng có sao chép hệ thống của đối thủ mà hơn thế, còn cố gắng phát triển khác biệt và tốt hơn.

- So sánh giữa các phiên bản gần và khác nhau hoặc các tiếp cận tới một nhiệm vụ chung, đó là cách để nhận ra phiên bản nào được ưa thích hơn hoặc tốt hơn.

- So sánh ưu, khuyết điểm của các tính năng cụ thể, đó là điều rất quan trọng để xem xét chức năng nào không cần thiết, chức năng nào không phù hợp với ứng dụng.

Kiểm định cạnh tranh có thể bắt đầu thậm chí trước khi bắt đầu phát triển một hệ thống, nhằm hiểu rõ:

- Đối thủ đang làm gì, điều gì có thể hoặc khơng thể cạnh tranh; - Đối thủ đang làm sai điều gì, và điều gì có thể làm tốt hơn; - Điều gì đối thủ khơng làm, cơ hội có thể chớp lấỵ

Sự kiểm định cạnh tranh trong suốt quá trình phân tích có thể giúp doanh nghiệp biết được tình trạng hiện tại của các ứng dụng. Sự thay đổi đáng chú ý trong thời gian này có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các ứng dụng và một số kết quả của hệ thống. Trong quá trình thiết kế, kiểm định cạnh tranh giúp đảm bảo hệ thống của doanh nghiệp sẽ thành công trong thị trường. Kiểm định cạnh tranh sau q trình thiết kế có thể nhận ra những đặc điểm mới giúp doanh nghiệp cập nhật thường xuyên đối với hệ thống.

7.1.2.2. Xác minh

Xác minh là phép thử nhằm chứng tỏ hệ thống đáp ứng mọi yêu cầu

đã được xác định, xác nhận một thiết bị xem liệu rằng có vận hành chính xác hay khơng. Pressman định nghĩa "Xác minh đề cập đến một loạt các hoạt động nhằm đảm bảo rằng phần mềm vận hành đúng một chức năng cụ thể". Đó cũng là cách Boehm đưa ra về xác minh nhằm trả lời câu hỏi "Liệu chúng ta đã xây dựng đúng sản phẩm hay chưả"

Xác minh tập trung trong việc xác định chương trình có làm việc đúng với bản thiết kế và xác minh tập trung chủ yếu vào sự chính xác. Tuy nhiên, lựa chọn các điều kiện kiểm tra và quy trình kiểm tra có thể giới thiệu mang tính chủ quan trong q trình nàỵ

Xác minh nên được thực hiện từ dưới lên thông qua một số cấp bậc. Xác minh cần được thực hiện thơng qua cả trên các chương trình và các hệ thống hồn thiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 114 - 117)