THỬ NGHIỆM VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
7.1. THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1 Khái niệm
7.1.1. Khái niệm
Mục đích của việc thử nghiệm là nhằm đảm bảo rằng hệ thống sẽ vận hành đúng như những gì đã được triển khaị Nếu hệ thống cho kết quả tốt tức là đã được triển khai đúng cách. Điều đó là cần thiết trước khi đưa hệ thống vào vận hành. Bởi sự vận hành thành cơng của hệ thống chỉ có tính chất dự tính và có thể gặp những sai sót bất cứ lúc nàọ
Việc sử dụng hệ thống "Butterfly ballot" ở Palm Beach, Florida trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 là minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của thử nghiệm. Mặc dù máy bỏ phiếu kín được thiết kế với mục đích "nhằm dễ dàng hơn cho các công dân sử dụng", nhưng người ta vẫn thấy nó quá khó để sử dụng trong cuộc bầu cử. Những lỗi trong q trình bỏ phiếu có thể làm thay đổi kết quả bầu cử. Nếu phép thử tính khả dụng đã được áp dụng với những người dùng đại diện thì những vấn đề này có thể được xác định và chỉnh sửa trước khi tiến hành cuộc bầu cử.
Phép thử tính khả dụng đã được nghiên cứu trong chương 2, chỉ là một trong số nhiều loại phép thử, và rất quan trọng đối với phát triển hệ thống TMĐT. Những phép thử khác liên quan đến tính khả dụng và những vấn đề khác có thể được sử dụng để dự đốn trước sự thành cơng của hệ thống.
Trong q trình phát triển phần mềm nói chung, thử nghiệm đề cập đến việc thử nghiệm các chương trình nhằm đảm bảo rằng chúng thực hiện theo thiết kế trước đó. Giống như phép thử tính khả dụng nên được tiến hành thông qua sự phát triển, một số thử nghiệm khác có thể và nên được tiến hành thông qua sự phát triển. Mặc dù chương này đề cập đến vấn đề này sau, nhưng vẫn sẽ trình bày cách thức để các loại thử
nghiệm được tiến hành thơng qua vịng đời phát triển của hệ thống TMĐT như thế nàọ