THIẾT KẾ PHÂN ĐOẠN TRÌNH DIỄN 1 Thiết kế phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 40 - 43)

THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.2.THIẾT KẾ PHÂN ĐOẠN TRÌNH DIỄN 1 Thiết kế phương tiện truyền thông

5.2.1. Thiết kế phương tiện truyền thơng

Nhìn chung thì các ứng dụng TMĐT được thực hiện như là hệ thống phương tiện truyền thông trên www. Thiết kế các phân đoạn trình diễn cho hệ thống TMĐT liên quan đến thiết kế một chuỗi các trang web tiện lợi và hấp dẫn. Nó cần xem xét các loại phương tiện thích hợp để sử dụng cho mỗi phân đoạn trình diễn. Các cơng nghệ độc đáo khác nhau được sử dụng cho đầu vào hoặc đầu ra giữa một người dùng và một máy tính được xem như là phương tiện truyền thơng. Ví dụ về một số loại

phương tiện truyền thông là: Văn bản được hiển thị trực quan; văn bản âm thanh; bảng chữ nổi Braille; đồ họa; hình ảnh; hoạt hình và hình ảnh động; phim; âm nhạc.

Thiết kế phương tiện truyền thông liên quan đến việc lập kế hoạch cho việc thực hiện vật lý các phân đoạn trình diễn bởi một hoặc một số

đối tượng truyền thông. Một đối tượng truyền thông là một thành phần của phân đoạn trình diễn được một đối tượng sử dụng bằng một loại phương tiện truyền thông đơn lẻ. Các phương tiện truyền thơng có thể được phối hợp và sử dụng như là một loại đối tượng truyền thông tổng hợp. Theo ISO 14915-2, một đối tượng truyền thông tổng hợp là "một đối tượng truyền thông đơn lẻ được sử dụng bởi chính nó hoặc là kết hợp các đối tượng truyền thơng với nhau và được trình diễn đồng bộ và/hoặc được liên kết tự động với một cái khác". Các đối tượng truyền thơng khác nhau có thể được sử dụng để thực hiện các thuộc tính, hoạt động và các liên kết trong một phân đoạn trình diễn.

Các thuộc tính của các phân đoạn trình diễn bao gồm nội dung mà có thể nhập và xuất. Nội dung nhập ln thay đổi nhưng nội dung đầu ra có thể cố định hoặc thay đổi (dựa trên sự thay đổi trong hệ thống và người dùng). Bản chất thay đổi của nội dung được xử lý dễ dàng bằng việc xem mỗi thuộc tính như là một đối tượng truyền thông riêng rẽ với những đặc tính và những hoạt động cho phép người dùng/hệ thống thay đổi các nội dung.

Các hoạt động tạo ra một số hành động như: Liên kết tới một màn hình khác; tạo ra một bản ghi mới (một trường hợp mới của một đối tượng); lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu; xử lý dữ liệu; lưu dữ liệụ

Các đối tượng truyền thơng hoạt động bằng cách kiểm sốt các thuộc tính (mà một người dùng có thể nhìn thấy và tương tác với nó) và những hoạt động dự kiến khác trong phần trình bàỵ Bằng việc nhận ra các liên kết khi đang được thực hiện như là các đối tượng, chúng ta nhận ra rằng chúng cung cấp thông tin cho người dùng để hỗ trợ trong việc lựa chọn chúng và sau đó, khi đã được lựa chọn, chúng thực hiện hoạt động đưa người dùng tới một địa chỉ khác trong hệ thống.

Các đối tượng bổ sung có thể được chèn vào trong thiết kế để giúp người dùng trong một phân đoạn trình diễn cụ thể. Ví dụ:

- Các đối tượng văn bản được sử dụng như một tiêu đề, đầu đề hoặc chỉ dẫn;

- Đối tượng hình ảnh được sử dụng như một logo hoặc làm cho màn hình trở nên cuốn hút;

- Đối tượng âm nhạc được sử dụng để tạo tâm trạng.

Thiết kế phương tiện truyền thông liên quan đến việc lựa chọn và bố trí đối tượng truyền thơng trong các phân đoạn trình diễn. Nội dung có thể được trình diễn bởi một hoặc một số đối tượng truyền thông theo tuần tự, song song hoặc là kết hợp các phương thức. Các đối tượng truyền thơng có thể sắp xếp theo kích thước từ việc trình diễn tồn bộ cấu trúc của một đoạn nội dung cho tới trình diễn chỉ một phần của đoạn nội dung đó (xem hình 5.1).

Hình 5.1: Ví dụ về các đối tượng truyền thông, nội dung

và các phần trình bày

Trong khi ISO 14915-3 bàn luận về cách sử dụng của các loại đối tượng truyền thơng, nó khơng cung cấp một ngun tắc phân loại rõ ràng của các loại khác nhau nàỵ Việc cố gắng xác định trước tập hợp các loại phương tiện truyền thơng khác nhau có thể đưa đến nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc xác định các loại phương tiện truyền thông dựa vào một số thuộc tính mà chúng biểu lộ trong một đối tượng truyền thông nhất định là rất hữu ích. Có nhiều thuộc tính của phương tiện truyền thông cần được xem xét khi lựa chọn, bao gồm:

- Âm thanh, hình ảnh trực quan hoặc xúc giác (mỗi loại với một chuỗi các đặc tính liên quan);

- Cố định (thay đổi chỉ với sự thay đổi của trạng thái) hoặc tạm thời (thay đổi/di chuyển qua các năm);

Nội dung A Nội dung B Phần trình bày MO1 MO2 MO4 MO8 MO3 MO6 MO5

- Dựa vào ngôn ngữ, dựa vào quy luật, hoặc ngẫu nhiên; - Mang tính hiện thực, biểu tượng, hoặc tính trừu tượng.

Trong khi nhiều đối tượng truyền thông chỉ bao gồm một sự lựa chọn đơn lẻ từ mỗi tập hợp đặc tính ở trên, thì các loại đối tượng truyền thơng bổ sung có thể bao gồm nhiều sự lựa chọn từ một số các tập hợp đặc tính đó.

Một loại phương tiện truyền thơng xác định có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:

- Văn bản dưới hình thức ngơn ngữ, thường được hiển thị trực quan, trên một vị trí cố định trên màn hình. Tuy nhiên, nó có thể dao động đáng kể về bản chất thực tế, tượng trưng hoặc tính trừu tượng của nó;

- Văn bản có thể được trình diễn tạm thời bằng việc di chuyển qua một màn hình hoặc được trình diễn thơng qua âm thanh hoặc thậm chí thơng qua thiết bị xúc giác đầu vào như bảng chữ nổi Braille;

- Văn bản âm thanh được ghi lại hoặc tổng hợp lại có thể được phối hợp với một phim hoặc ảnh động hoặc được phát để mô tả một số đối tượng cố định mà được hiển thị như một bức ảnh hoặc minh họa trên màn hình.

ISO 14915-3 đưa ra các hướng dẫn về việc lựa chọn các đặc tính phương tiện truyền thơng cho trình diễn các loại nội dung khác nhau, bao gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 40 - 43)