Ngơn ngữ lập trình

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 98 - 99)

THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

6.3.2. Ngơn ngữ lập trình

Các ngơn ngữ lập trình khơng giống nhaụ Mỗi loại được xây dựng với mục đích riêng và đều có những điểm ưu việt và hạn chế.

- Các nhà phát triển thường chọn ngôn ngữ quen thuộc với họ. Tuy nhiên, những ngơn ngữ đó chưa hẳn là ngơn ngữ thích hợp nhất cho hệ thống đang cần thiết kế.

- Các tổ chức thường ưu tiên cho các ngôn ngữ đã được sử dụng trong các hệ thống khác của họ với mong muốn đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống và dễ dàng hơn trong việc duy trì các chương trình của tổ chức. Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường dẫn đến việc sử dụng các ngôn ngữ kém hiệu quả trong một thời gian dàị

- Các công nghệ mới, như một vài cải tiến mới nhất về web, sẽ được hỗ trợ hồn tồn từ một vài ngơn ngữ bậc caọ

Việc lựa chọn ngơn ngữ lập trình phải kể đến các yếu tố sau: - Đặc tính của hệ thống đang được xây dựng;

- Khả năng nâng cấp hệ thống trong tương lai; - Năng lực của các chuyên viên thiết kế;

- Khả năng tái sử dụng một phần các hệ thống đang tồn tạị

Việc lựa chọn ngơn ngữ lập trình bao gồm chia cấu trúc hệ thống thành các phần nhằm xây dựng ngôn ngữ lập trình thích hợp nhất cho từng phần đó.

- HTML và Java nổi tiếng với các phần mềm lập trình web để vận hành máy khách.

- Nhiều ngôn ngữ (gồm PHP3, JavaScript, VisualBasic Script và PerlScript) có thể được dùng cho nhiều phần mềm lập trình vận hành trong máy chủ.

Lưu ý: Việc phát triển các ngôn ngữ lập trình giúp tạo dựng tính độc

lập nền. Các phiên bản cụ thể của ngơn ngữ lập trình thường đi kèm với các phiên bản của trình duyệt web. Việc thử nghiệm các phiên bản của trình duyệt web để đảm bảo tính độc lập nên có thể sẽ khơng đảm bảo được tính độc lập của các phiên bản ngơn ngữ lập trình khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 98 - 99)