Một số nguyên tắc cho thiết kế các phân đoạn trình diễn

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 46 - 48)

THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.2.3. Một số nguyên tắc cho thiết kế các phân đoạn trình diễn

Thiết kế phân đoạn trình diễn cần phải bao gồm sự xem xét tĩnh và động:

- Phân đoạn trình diễn tĩnh: Mọi yếu tố trong phân đoạn trình diễn nên có khả năng nhận diện một cách dễ dàng và dễ hiểu cho cả người sở hữu trong sự kết hợp của nó với các nhân tố khác trên màn hình;

- Phân đoạn trình diễn động: Mọi nhân tố của phân đoạn trình diễn nên dễ sử dụng cho nhiều đối tượng người dùng để thực hiện nhiều hoạt động dự kiến khác.

Sau đây là một vài trong số nhiều hướng dẫn máy tính - con người nên được thực hiện trong thiết kế phân đoạn trình diễn:

5.2.3.1. Kết cấu

- Mỗi phân đoạn trình diễn bao gồm nhiều đối tượng truyền thông. - Loại đối tượng truyền thông nên được lựa chọn căn cứ vào mục đích nó đáp ứng và trong mối quan hệ với các đối tượng phương tiện truyền thơng khác được sử dụng cùng nó.

5.2.3.2. Bố cục

Phân đoạn trình diễn có thể được chia thành nhiều phần. - Những phần này nên có một số mục đích logic.

- Các phần nên được trình diễn với nhau đồng thời hoặc trong một số chuỗi tạm thờị

- Các phần có thể che phủ các phần khác tạm thời hoặc lâu dàị - Mỗi phân đoạn trình diễn nên có một tiêu đề mơ tả: Phân đoạn trình diễn trực quan cố định sẽ thường có đầu đề ở trên cùng; phân đoạn trình diễn tạm thời thường sẽ có phần tiêu đề ở trong phần mở đầụ

- Các phần quan trọng nhất của chuỗi trình diễn nên rõ ràng nhất. - Chia các phần của một phân đoạn trình diễn bằng dòng hoặc sử dụng các khoảng trống là rất quan trọng.

- Các yếu tố đồ họa bổ sung có thể được sử dụng để làm rõ ràng bố cục và để thu hút người dùng.

Các phần của bố cục: Các đối tượng kiểm soát (thực hiện các hoạt động): - Nên được sắp xếp trong các phần riêng biệt từ các phần của đối tượng nội dung (thường bao quanh mép ngồi của phân đoạn trình diễn) nếu chúng liên quan tới hoạt động mà ảnh hưởng đến toàn bộ phân đoạn trình diễn;

- Nên được sắp xếp trong các phần với các đối tượng nội dung nếu chúng thực hiện các hoạt động chỉ liên quan đến một phần đơn lẻ của phân đoạn trình diễn.

Các đối tượng nội dung (thực hiện các thuộc tính) nên được sắp xếp trong các phần của đối tượng nội dung tương tự mà:

- Có mục đích tương tự;

- Được sử dụng cùng với nhau;

Các phần của một phân đoạn trình diễn nên đủ nhỏ để được phân tích thành công trong một lần (nghĩa là chúng nên chứa tối đa là 7±2 đối tượng truyền thông riêng biệt với một đầu mục không bắt buộc).

Các liên kết riêng lẻ được đặt tại các vị trí mà chúng có thể được sử dụng nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)