Các hoạt động cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 54 - 60)

THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.3.1.1. Các hoạt động cơ bản

Máy tính có khả năng thực hiện được bốn hoạt động cơ bản: - Nhập nội dung (ví dụ: dữ liệu);

- Xử lý nội dung;

Mục 1

Nội dung chính để so sánh hai mục

- Lưu trữ nội dung; - Xuất nội dung.

Mọi hoạt động khác (phức tạp hơn) là một sự kết hợp của một vài hoặc tất cả các hoạt động chính trên.

Con người cũng có thể thực hiện bốn hoạt động cơ bản nàỵ Những hoạt động cơ bản này có thể cung cấp một cơ sở cho việc mô tả các loại tương tác khác nhau với người dùng. Mỗi hoạt động cơ bản này bao gồm một tác nhân thực hiện (máy tính hoặc người dùng) và một hoạt động được thực hiện bởi tác nhân đó (nhập, xử lý, lưu trữ, xuất). Tương tác đề cập đến một chu kỳ liên tục của những hoạt động cơ bản này được minh họa ở hình 5.6.

Hình 5.6: Vịng đời của các hoạt động cơ bản liên quan đến

tương tác giữa người dùng và máy tính

Máy tính xuất những nội dung người dùng thực sự giao tiếp Người dùng nhập dữ liệu bằng cách thừa nhận những nội dung của máy tính Máy tính lưu trữ những kết quả của nó trong thời gian

dài Người dùng xử lý những nội dung và quyết định chọn những hành động tiếp theo Máy tính xử lý

dữ liệu đầu vào và các quyết định chọn hành động tiếp theo

Người dùng lưu trữ

những quyết định và nội dung trên bộ nhớ

Máy tính nhập

những nội dung và/hoặc kiểm soát những hoạt động của

người dùng

Người dùng xuất/gửi

những nội dung và/hoặc kiểm soát những hoạt động đến

Một đầu ra máy tính (CO) thường được xem là sự bắt đầu của chu

kỳ bởi vì nó cho người dùng biết rằng ứng dụng là sẵn sàng bắt đầu làm việc và để thúc đẩy người dùng thực hiện một số hành động. Đầu ra của một máy tính có thể bao gồm nhiều yếu tố đơn lẻ phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như:

- Thơng tin về tình trạng của ứng dụng;

- Thơng tin về địa điểm hiện tại trong ứng dụng;

- Thông tin về hành động nào mà người dùng sẽ được cho phép vào thời điểm đó;

- Hiển thị, nhập và chỉnh sửa nội dung;

- Cung cấp các đối tượng điều khiển có thể tương tác với những cái khác. Hầu hết các đầu ra được sắp xếp trên một màn hình để người dùng có thể nhìn thấy chúng càng lâu càng tốt khi họ áp dụng nó. Trong hầu hết các ứng dụng, không cần thiết thực hiện ngay lập tức lên đầu ra máy tính. Trong hệ thống đa ứng dụng, người dùng thậm chí có thể bỏ qua một ứng dụng trên màn hình, ví dụ như làm việc ln với ứng dụng thứ hai mà bỏ qua ứng dụng thứ nhất. Vì vậy, ở bất kỳ điểm nào trong một ứng dụng, màn hình hiện tại nên cung cấp cho người dùng thông tin đầy đủ để trợ giúp trong việc quyết định nên làm gì tiếp. Khi di chuyển giữa hai màn hình trong một ứng dụng, một số thơng tin có thể cần được giữ lại trên màn hình mớị

Để đơn giản mọi thứ cho người dùng, có mong muốn rằng các hoạt động ở cấp đối tượng sử dụng càng ít màn hình thiết kế khác nhau càng tốt. Sẽ tốt hơn nếu một hoạt động cấp đối tượng được làm việc mà chỉ sử dụng một màn hình thiết kế đơn, nơi mà các phần của màn hình chỉ thay đổi giữa các hoạt động cơ bản khác nhaụ

Chú ý: Trong phần thảo luận này, việc nhập đầu vào của người dùng

(UI) ám chỉ việc người dùng nhận được dữ liệu/thông tin đầu vàọ Điều này trái ngược với việc "người dùng nhập nội dung đầu vào cho máy tính" mà sẽ được ám chỉ như là một đầu ra của người dùng (UO) bởi vì nó liên quan "một nội dung do người dùng xuất ra lại trở thành đầu vào cho máy tính". Việc sử dụng này cho phép nhìn nhận người dùng một cách độc lập mà không cần phải xem xét đến máy tính.

Đầu vào được coi là thành cơng với người sử dụng (UI) địi hỏi

người dùng có thể nhận biết và hiểu được đầu ra máy tính. Vì vậy, nếu một người dùng bỏ lỡ một phần của đầu ra (do thiết kế kém), người dùng có thể thất bại trong việc thực hiện hành động thích hợp. Sẽ là không đủ nếu chỉ tạo ra đầu ra chính xác, mà đầu ra cịn cần phải tiện lợi cho mọi người dùng hướng đến nó.

Trong khi chúng đang làm việc, người dùng sẽ bổ sung thông tin từ môi trường và từ bộ nhớ của họ. Thơng tin bổ sung này có thể làm rối trí họ (ví dụ như tiếng ồn có thể làm mất đầu ra âm thanh, và những lo lắng cá nhân có thể gây sai lệch sự chú ý của một người) hoặc giúp họ (ví dụ, thơng tin bổ sung từ một bản ghi chú được viết bằng tay hoặc từ trí nhớ của một ai đó có thể hữu ích trong việc lựa chọn một sản phẩm từ một nhóm các sản phẩm tương tự). Nhà thiết kế không thể loại bỏ khả năng cho đầu vào bổ sung gia tăng hoặc bảo đảm những gì hiện có. Tuy nhiên, các nhà thiết kế nên xem xét làm thế nào, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các ứng dụng.

Phạm vi xử lý của người dùng (UP) có thể được thực hiện có hoặc

khơng có sự trợ giúp của máy tính. Mọi xử lý người dùng về nội dung tập trung vào các quyết định xử lý liên quan đến người dùng. Việc xử lý này bao gồm:

- Quyết định cái gì làm tiếp theo; - Quyết định làm nó như thế nào;

- Quyết định thực sự làm nó phải làm gì; - Quyết định khi nào làm.

Trong khi người dùng có thể thực hiện những xử lý bổ sung (ví dụ như tính chi phí trung bình), những xử lý này có thể được mơ tả như các kết quả của các phiên bản cụ thể của bốn loại quyết định nàỵ Trong mỗi trường hợp, quyết định có thể được xây dựng để xem xét liệu có nên tiến hành với một tùy chọn đơn lẻ hoặc được xây dựng như là một sự lựa chọn giữa nhiều sự lựa chọn.

Việc xem xét liệu rằng người dùng này có mọi thành phần cần thiết để đưa ra sự lựa chọn phù hợp là rất quan trọng. Các quyết định yêu cầu thông tin đầy đủ và đủ về kỹ năng ra quyết định.

Chú ý: Thiếu kỹ năng ra quyết định đầy đủ có thể do nhiều lý do,

bao gồm:

- Thiếu năng lực/khả năng nhận thức nói chung;

- Thiếu đào tạo trong việc tạo ra hoặc ra những quyết định tương tự; - Thiếu thực hành trong viêc tạo ra hoặc ra quyết định tương tự; - Thiếu sự thừa nhận khi một người tạo ra hoặc từ những người đã được đào tạo ra quyết định này cũng như những quyết định tương tự trước đó.

Trong nhiều trường hợp, quyết định đề cập tới việc người dùng xử lý có thể khơng quan trọng và vì vậy có thể giả sử để thực hiện mà không cần thiết kế rõ ràng. Tuy nhiên, chính sách này khơng áp dụng cho mọi hoạt động xử lý của người dùng.

Một khía cạnh quan trọng khác của bản thiết kế là việc phân bổ việc xử lý giữa người dùng và hệ thống. Trong khi một cách rất tự nhiên, dường như sử dụng máy tính xử lý càng nhiều càng tốt, giảm bớt những việc không cần thiết của người dùng, nó cũng quan trọng để cho phép người dùng kiểm sốt nhiều nhất có thể đối với việc xử lý nàỵ Cho phép người dùng điều khiển đề cập đến việc cho phép người dùng ra quyết định.

Các hệ thống tương tác đặc biệt liên quan đến nhiều dịp quan trọng trong quá trình xử lý của người dùng. Bất cứ nơi nào lượng yêu cầu xử lý của người dùng càng lớn, thì bản thiết kế cần xem xét kỹ lưỡng tại đó hơn.

Người dùng thường được kì vọng được nhớ đến, thơng qua kho lưu trữ dành cho người dùng, một số dữ liệu, thông tin và kiến thức. Tuy nhiên, càng nhiều thứ người dùng địi hỏi phải nhớ thì lại càng có nhiều thứ họ có thể quên. Kho lưu trữ dành cho người dùng liên quan đến các bộ nhớ phục hồi và bộ nhớ lưu trữ.

Bộ nhớ phục hồi - người dùng có thể cần lưu trữ cả nội dung liên quan tới quyết định và thông tin về ngữ cảnh của quyết định, bao gồm từ kết quả của hành động đến quyết định hiện tạị

Bộ nhớ lưu trữ - người dùng có thể cần nhận ra cái gì là quan trọng đối với họ để được lưu trữ lại nhằm có khả năng sử dụng trong tương laị Hiển thị nội dung quan trọng (bao gồm thông tin lịch sử liên quan) như một phần đầu ra có thể trợ giúp phục hồi bộ nhớ người dùng. Phục

hồi bộ nhớ người dùng có thể được trợ giúp nhiều hơn bởi sự cho phép người dùng có được đầu ra máy tính tùy chọn, bổ sung (ví dụ thơng tin giúp đỡ) bởi việc thực hiện các yêu cầu cụ thể cho đầu ra đó.

Bộ nhớ lưu trữ cho người dùng có thể được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật khác nhau để ghi nhớ những nội dung quan trọng. Những kỹ thuật này bao gồm:

- Đặt nội dung trong một ngữ cảnh dễ nhớ; - Gợi ý sự trợ giúp của bộ nhớ.

Trong nhiều trường hợp, sự cần thiết cho bộ lưu trữ của người dùng có thể khơng quan trọng lắm và vì vậy có thể được giả sử là nó được thực hiện mà khơng cần phải thiết kế một cách rõ ràng. Tuy nhiên, chính sách này không ứng dụng cho mọi loại xử lý của người dùng.

Đầu ra người dùng (UO) bao gồm việc trình diễn nội dung và/hoặc

kích hoạt sự điều khiển (như đầu vào với máy tính).

Bản thiết kế của cả đầu ra và đầu vào của máy tính sẽ có ảnh hưởng tới độ chính xác và hiệu quả của đầu ra người dùng. Tương tự như vậy, tại nơi một người dùng xuất nội dung hoặc kiểm sốt thơng tin, phương pháp được yêu cầu người dùng có thể tác động lên cả tính chính xác và hiệu quả của đầu ra này, ví dụ:

- Nơi nội dung được sẵn sàng biết đến hệ thống, nếu cho phép người dùng được lựa chọn từ nội dung có sẵn sẽ thích hợp hơn là u cầu được hệ thống khóa lại để tránh tạo ra lỗi đánh máy;

- Một số khách hàng thường xun có thể thích được sử dụng "khóa nhanh" hơn là phải đi tìm các chức năng máy tính mà họ sử dụng thường xuyên trong một bảng danh sách lựa chọn dài, trong khi các khách hàng vãng lai có thể tích bảng chọn mà khơng u cầu sử dụng kho lưu trữ cho người dùng tìm khóa nhanh;

- Các điều khiển nên được phân chia đủ để đảm bảo tính dễ dàng cho việc người dùng lựa chọn cái họ muốn và để đảm bảo chống lại sơ suất bất ngờ có thể dẫn đến việc lựa chọn một loại điều khiển không theo mong muốn của người dùng.

Trong hầu hết các trường hợp, đầu ra được đi đôi với đầu vào máy tính. Tuy nhiên, máy tính phải được chuẩn bị để tiếp nhận đầu vào trước

khi nó chấp nhận đầu vàọ Nếu nó khơng được chuẩn bị cho đầu vào, đầu vào có thể dẫn đến sai sót hoặc có thể bị từ chốị Thiết kế đầu vào máy tính có thể bao gồm:

- Xác nhận đầu vào liên quan tới một màn hình nhất định; - Xác nhận khi đầu vào nên sẵn sàng với người dùng;

- Xác nhận một hoặc nhiều kỹ thuật đàm thoại (bao gồm bảng chọn, ngôn ngữ lệnh, thao tác trực tiếp, mẫu điền, ngôn ngữ tự nhiên, đặc trưng I/O) để sử dụng cho việc nhập vào;

- Xác nhận một kỹ thuật thiết kế cụ thể;

- Xác nhận và thiết kế hiệu chỉnh đầu vào thích hợp.

Chỉ khi một đầu vào được nhận, nó thường được tùy thuộc vào danh sách các "kiểm tra hiệu chỉnh" để xác định liệu đầu vào này là hợp lệ và nên được xử lý hay nên bị từ chốị Một số kiểm tra hiệu chỉnh tiêu biểu bao gồm:

- Kiểm tra trường số cho các số hợp lệ;

- Kiểm tra chữ viết tắt các tỉnh/quốc gia với một bảng viết tắt bưu chính; - Kiểm tra số của một khách hàng có hợp lệ khơng, khách hàng có đúng vị trí khơng.

Trong khi hiệu chỉnh đầu vào có thể được xem xét như một loại xử lý máy tính, nó thường được xem xét cùng với việc nhập vào bởi vì cần đảm bảo rằng mọi đầu vào là hợp lệ trước khi chúng được xử lý bởi hành động xử lý theo dự định của ứng dụng. Nơi mà các vấn đề được phát hiện do hiệu chỉnh đầu vào, chúng đều sẽ dẫn đến việc đầu ra của máy tính có khả năng hiểu được nhằm xác nhận vấn đề và giúp người dùng khắc phục tình hình.

Xử lý máy tính tập trung vào việc máy tính làm gì bên trong các đầu vào khác nhau mà nó nhận được.

Lưu trữ máy tính tập trung vào các kho lưu trữ bên trong máy tính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)