CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án
Luận án cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, Phân tích vấn đề lý luận trong HĐLĐ của tất cả các nước trên thế giới trong đó Việt Nam và Hàn Quốc. Căn cứ trên những sự khác nhau trong lý luận về khái niệm trong luật HĐLĐ cũng như hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, đặc điểm, nội dung HĐLĐ thì có thể đưa ra được những tiêu chuẩn chung nhất về HĐLĐ. Từ những tiêu chuẩn đó mà có thể so sánh HĐLĐ giữa hai nước một cách chuẩn mực nhất. Nhận diện về quan hệ lao động làm sâu sắc hơn về mặt lý luận. Các cơng trình trước chỉ trình bày đặc điểm HĐLĐ rất chung chung, có thể thấy khơng nhất thiết phải có hợp đồng mới nhìn nhận có quan hệ lao động. Mà cứ có quan hệ việc làm thì xếp vào lao động, chứ khơng phải hình thức có hợp đồng thì xếp vào lao động. Khiến nhiều doanh nghiệp để né tránh bảo hiểm nên đã kí hợp đồng dân sự nhưng bản chất là HĐLĐ nên phải đưa về quan hệ lao động. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào phân tích chỉ ra những đặc điểm về mặt lý luận đó của HĐLĐ do đó trong luận án có thể phân tích một cách đầy đủ chính xác vấn đề này.
Hai là, phân tích so sánh tìm ra sự tương đồng và khác bivề khái niệm, chủ thể, nguyên tắc giao kết, hình thức, nội dung, loại hình, trình tự giao kết, hiệu lực HĐLĐ, thực
11 Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), “ Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động- những vấn đề lí luận và thực tiễn” Luận án tiến sĩ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.118- 141.
12 Lê Thị Hoài Thu (2014), Bài “Pháp luật hợp đồng lao động từ quy định đến thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp sô 23 (279) 12/2014.
13 Trần Thị Thúy Lâm (2010) Báo cáo khoa học "Nghiên cứu nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hiện HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc NLĐ và NSDLĐ không chỉ áp dụng LTCLĐ mà cịn áp dụng Luật cơng đồn, Luật giới hạn thời gian làm việc, Luật án lệ,….ngược lại ở Việt Nam trong vấn đề lao động chỉ áp dụng BLLĐ và Luật công đồn từ đó có thể thấy được hệ thống áp dụng luật đối với HĐLĐ ở hai nước khá khác nhau. Do vậy căn cứ vào việc áp dụng những quy định về HĐLĐ và QHLĐ thực tế, có thể phân tích, nhìn nhận một cách tỉ mỉ, chi tiết về nội dung quy định của cả hai nước, từ đó thấy được những điểm tốt, điểm chưa tốt góp phần cải thiện nâng cao hệ thống luật lao động của cả hai nước.
Ba là, luận giải về cơ sở dẫn đến sự tương đồng cũng như khác biệt trong pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc. Sự tương đồng cũng như khác biệt trong pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc xuất phát từ cơ sở nào, tại sao lại có sự khác biệt như vậy. Pháp luật hai nước ở trên có thể thấy ở Hàn Quốc có rất nhiều vấn đề tranh chấp xảy ra mà lại khơng có quy định trong luật mà phải căn cứ vào pháp lý của án lệ nên khơng có tiêu chuẩn nhất quán, tương tự ở Việt Nam có nhiều quy định cụ thể hơn Hàn Quốc mặc dù vậy trường hợp phát sinh tranh chấp và khơng có quy định áp dụng thì cũng khó có thể giải quyết tranh chấp. Từ đó địi hỏi phải đưa ra được những giải pháp để giải quyết tình trạng bấp cập trong HĐLĐ của cả hai nước như hiện nay. Ngoài ra cũng có thể căn cứ vào những ưu điểm trong các quy định về HĐLĐ ở các nước trên thế giới để tham chiếu, áp dụng cho Việt Nam và Hàn Quốc, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng của bộ luật.
Bốn là, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc, đảm bảo cho các quy định của pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc có tính khả thi, đáp ứng được sự phát triển của quan hệ lao động.