Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) so sánh pháp luật về hợp đồng lao động việt nam và hàn quốc (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những vấn đề lý luận về HĐLĐ và pháp luật về HĐLĐ? .

Cụ thể HĐLĐ là gì? Bản chất của HĐLĐ ra sao? Pháp luật điều chỉnh HĐLĐ ở những nôi dung nào?

Giả thuyết nghiên cứu là: Cơ sở kinh tế- xã hội, đặc trưng của HĐLĐ, tính tất yếu khách quan phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực này chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ và các đề tài nghiên cứu trước chưa phản ánh một cách có hệ thống về nội dung này. Các vấn đề lý luận về HĐLĐ chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, chưa đánh giá hết được đối tượng nào là chủ thể trong QHLĐ của HĐLĐ.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc có điểm gì tương đồng và khác biệt và cơ sở luận giải vấn đề đó là gì?

HĐLĐ hiện nay được Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 quy định như thế nào? LTCLĐ Hàn Quốc quy định như thế nào? Thực tiễn ở Việt Nam và Hàn Quốc thi hành pháp luật về HĐLĐ như thế nào? Những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật HĐLĐ của hai nước? Tại sao lại có sự tương đồng khác biệt đó?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐLĐ được quy định trong BLLĐ 2012, nhưng vẫn tồn tại rải rác ở nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau, điều chỉnh những lĩnh vực khác nhau (Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự,

các băn bản dưới luật khác). Cịn ở Hàn Quốc thì quy định pháp luật HĐLĐ cũng được áp dụng ở nhiều bộ luật khác nhau (LTCLĐ, Luật giới hạn thời gian làm việc, Luật cho thuê lại lao động). Nhiều quy định trong đó đã bộc lộ những hạn chế, bất cập khơng nhỏ khi áp dụng với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, khơng tương thích pháp luật quốc tế và các quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi nghiên cứu 3: Với những hạn chế, bất cập nêu trên thì cần có những phương

hướng và giải pháp gì để hồn thiện các quy định của pháp luật về HĐLĐ của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay BLLĐ 2012, các văn bản hướng dẫn thực hiện của

Việt Nam và các bộ luật của Hàn Quốc đã bộc lộ một số những hạn chế, bất cập khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội thực tế, nên đưa ra được phương hướng và giải pháp đúng đắn, thích hợp cho việc hồn thiện các quy định của pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đối với quy định về HĐLĐ phù hợp với điều kiện hai nước và thông lệ quốc tế.

Kết luận chương 1

Qua tổng quan về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và Hàn Quốc cùng với một số nước trên thế giới, nhận xét, đánh giá về những vấn đề đã nghiên cứu trong các cơng trình, định hướng các vấn đề cơ bản cần tiếp tục giải quyết, luận án rút ra được những kết luận như sau:

1. HĐLĐ của Việt Nam và Hàn Quốc cũng như pháp luật về HĐLĐ cũng được các nhà nghiên cứu hai nước và nước ngoài quan tâm và đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, do xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau cũng như thể loại cơng trình nghiên cứu khác nhau, nên vấn đề so sánh HĐLĐ giữa hai quốc gia chưa được các cơng trình nghiên cứu trước đó ở cả hai nước đề cập dưới dạng là một cơng trình nghiên cứu khoa học riêng biệt và chuyên sâu.

2. Ở mức độ nhất định nào đó, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về HĐLĐ, pháp luật về HĐLĐ. Song, vì phạm vi nghiên cứu khác nhau nên quan điểm và nội dung trình bày về những vấn đề này trong các cơng trình nghiên cứu chưa được thể hiện một cách tồn diện và hệ thống. Chưa có cơng trình nào đưa đặt vấn đề so sánh hệ thống pháp luật HĐLĐ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên bàn cân.

3. Là đề tài mang tính kế thừa nên các vấn đề cơ bản trong luận án vẫn sẽ được trình bày khơng chỉ là lý luận về HĐLĐ và pháp luật về HĐLĐ mà còn bao gồm các vấn đề về thực trạng pháp luật HĐLĐ của cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Bởi vậy, những kết quả nghiên cứu từ các cơng trình Việt Nam, Hàn Quốc và các nước trên thế giới là nguồn tư liệu tham khảo quý báu trong quá trình nghiên cứu luận án. Luận án có tham khảo sử dụng và phát triển một số các quan điểm ý kiến đánh giá của các cơng trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc tồn diện các vấn đề pháp luật về HĐLĐ ở cả hai nước.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) so sánh pháp luật về hợp đồng lao động việt nam và hàn quốc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)