Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc áp dụng LEAN

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Anh (Trang 38 - 41)

8. Tóm tắt phần mở đầu

1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc áp dụng LEAN

Việc thực hiện áp dụng Lean không chỉ mang lại các lợi ích về mặt kinh tế và hiệu quả hoạt động cho tổ chức mà còn mang lại những lợi ích vơ hình như thơng tin truyền thơng hiệu quả hơn, q trình ra quyết định được phân cấp góp phần đáp ứng khả năng ra quyết định nhanh chóng, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trở nên gọn

nhẹ hơn giúp giảm chi phí (Tracey & Flinchbaugh, 2006). Theo Dennis (2007) đã chỉ ra rằng kết quả của LEAN được thể hiện thơng qua bốn tiêu chí chính là:

(1) Tăng năng suất sản xuất;

(2) Nâng cao chất lượng sản phẩm; (3) Giảm chi phí sản xuất;

(4) Tăng khả năng giao hàng đúng hạn.

Các tiêu chí chính về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giao hàng đúng hạn được xem là các kết quả quan trọng nhất để xác định việc triển khai áp dụng LEAN đã thành công hay chưa (Womack & Jones, 2003).

1.3.1. Tăng năng suất sản xuất

Năng suất là tiêu chí được quan tâm đầu tiên trong bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất hoặc chế tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ (Kulkarni & cộng sự, 2014). Năng suất được xác định là tỷ lệ mà một sản phẩm cụ thể nào đó được hình thành bởi một đơn vị các nguồn lực đầu vào. Quá trình chuyển đổi Lean được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả về năng suất, tức là với cùng một nguồn lực đầu vào sẽ tạo ra được giá trị cao hơn cho các sản phẩm đầu ra về mặt chất lượng, số lượng. Việc áp dụng Lean thành công sẽ tạo cơ hội giảm các nguồn lực đầu vào cần thiết trong khi vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng (Kulkarni & cộng sự, 2014).

Các chỉ tiêu đo lường năng suất lao động thông qua áp dụng Lean có thể được thể hiện thơng qua chỉ tiêu:

(1) Mức độ gia tăng sản lượng trên một đơn vị thời gian hoặc đơn vị lao động.

1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng nhất đảm bảo sự hài lịng của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn, họ mong muốn sở hữu những sản phẩm với chất lượng tốt nhưng ở một mức chi phí cạnh tranh (Dennis, 2007). Vì vậy, doanh nghiệp khi tiến hành áp dụng

Lean vào quá trình sản xuất luôn mong muốn đạt được một mức chất lượng ổn định cho sản phẩm của mình thơng qua quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng sử dụng các công cụ và kỹ thuật của Lean.

Chất lượng sản phẩm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu gồm: (1) Mức độ giảm tỷ lệ lỗi;

(2) Mức độ giảm về phản hồi của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.

1.3.3. Giảm chi phí sản xuất

Mục tiêu ban đầu của Lean là làm thế nào có thể sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng với sự tham gia ít hơn của con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thời gian và các nguồn lực hỗ trợ khác. Tất cả các nỗ lực này nhằm làm giảm chi phí sản xuất để từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (Vermaak, 2008). Nếu áp dụng Lean mà khơng làm giảm các chi phí trong q trình sản xuất thì khơng thể coi q trình triển khai áp dụng Lean đã thành công (Ohno, 1988; Vermaak, 2008; Womack & Jones, 2003). Lean cũng được định nghĩa là một triết lý sản xuất tập trung vào việc loại bỏ mọi dạng tồn tại của lãng phí và cải tiến liên tục. Kết quả của quá trình cải tiến liên tục và loại bỏ lãng phí này giúp giảm chi phí sản xuất (Womack & Jones, 2003).

Các chỉ tiêu hiệu quả về chi phí sản xuất được thể hiện thơng qua các tiêu chí sau:

(1) Mức độ giảm chi phí nhân cơng trên một đơn vị sản phẩm, (2) Mức độ giảm chi phí nguyên vật liệu,

1.3.4. Tăng khả năng giao hàng đúng hạn

Khả năng giao hàng đúng thời điểm là thước đo quan trọng về mức độ thỏa mãn khác hàng và hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Kết quả việc thực hiện áp dụng các công cụ và kỹ thuật của Lean có thể giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ giao hàng đúng hạn lên đến 99% (Ranjan & cộng sự, 2014).

Các chỉ tiêu đo lường thời gian giao hàng đúng hạn khi áp dụng LEAN thành công bao gồm:

(1) Mức độ giảm tỷ lệ phản hồi của khách hàng về các đơn hàng chậm trễ.

STT Tiêu chí Chỉ tiêu

1 Tăng năng suất (1) Mức độ gia tăng sản lượng trên một đơn

vị thời gian hoặc đơn vị lao động

2 Nâng cao chất lượng sản phẩm (1) Giảm tỉ lệ lỗi

(2) Giảm phàn nàn khách hàng

3 Giảm chi phí sản xuất (1) Giảm chi phí nhân cơng

(2) Giảm chi phí nguyên vật liệu

4 Khả năng giao hàng đúng hạn (1) Mức độ giảm tỷ lệ phản hồi của khách hàng về các đơn hàng chậm trễ.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Anh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w