Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng các công cụ Lean tại công ty

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Anh (Trang 87 - 90)

8. Tóm tắt phần mở đầu

2.2. Áp dụng Lean tại công ty TNHH SX&TM Thái Anh:

2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng các công cụ Lean tại công ty

TNHH SX&TM Thái Anh:

2.2.3.1. Tăng năng suất sản xuất:

Sau khi áp dụng các công Lean, công ty Thái Anh ban đầu đã thấy được một số kết quả ngoài mong đợi. Các cơng cụ của Lean có vai trị quan trọng và kết hợp với nhau để giúp nâng cao giá trị cho doanh nghiệp bằng việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

Bảng 2.18. Các chỉ tiêu năng suất sau khi áp dụng Lean tại công ty Thái Anh

STT Chỉ tiêu đo lường năng suất Năm

2020

Năm 2021

1 Năng suất trung bình trên tháng (Đơn vị:

tấn/tháng) 36 40

2 Năng suất trung bình trên một người lao động

(Đơn vị: kg/người/ngày) 3.08 3.42

Bảng 2.18 cho thấy kết quả đạt được sau khi áp dụng Lean tại công ty Thái Anh. Năng suất trung bình tháng của nhà máy tăng từ 36 tấn lên 40 tấn/tháng, ghi nhận mức tăng 11.11% so với trước đó. Điều này đạt được là quá trình chuyển đổi sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, số lần dừng máy giảm. Q trình tiêu chuẩn hóa thao tác góp phần tăng năng suất của người lao động, cụ thể là năng suất trung bình trên một người lao động tăng từ 3.08 kg/ngày lên 3.42 kg/ngày.

Tóm lại, mục tiêu dùng ít các nguồn lực về nguyên vật liệu, lao động, thời gian hơn để tạo ra một sản phẩm tốt là kết quả mà Thái Anh dặt được sa khi áp dụng Lean. Điều này góp phần tăng năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành, góp phần tăng năng suất lao động góp phần ổn định đồi sống của họ.

2.2.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được khi áp dụng Lean vào sản xuất và coi đây là một trong những tiêu chí xác định sự thành cơng của việc áp dụng Lean

STT Chỉ tiêu đo lường chất lượng sản phẩm Năm 2020 Năm 2021

1 Tỉ lệ lỗi các công đoạn (%) 8% 5%

2 Phàn nàn khách hàng (số lần) 32 12

Từ bảng 2.19 cho thấy, sau khi triển khai Lean tỉ lệ lỗi tất cả các công đoạn ghi nhận giảm từ 8% còn 5%, đây là mức tỉ lệ lỗi rất tốt trong ngành bao bì, thơng thường đối với các doanh nghiệp tốt có tỉ lệ từ 5-6%. Điều này cho thấy, hệ thống quản trị chất lượng cũng hượng lợi từ việc áp dụng Lean. Các vấn đề liên quan đến việc dùng nguyên liệu hay thao tác sai hầu như khơng cịn xảy ra góp phần giảm tỉ lệ lỗi cho sản phẩm. Các hệ thống máy móc cũng hoạt động trơn tru sau khi áp dụng 5S, Kaizen cũng đóng góp lớn vào q trình này.

Số lần phàn nàn giảm từ 32 lần trong nằm 2020 xuống cịn 12 lần năm 2021, góp phần cải thiện bộ mặt chất lượng của nhà máy, tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của cơng ty.

Tóm lại, việc áp dụng Lean đã giúp Thái Anh tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu về chất lượng của khách hàng.

2.2.3.3. Giảm chi phí sản xuất:

Lean là một triết lý sản xuất tập trung vào việc loại bỏ mọi dạng tồn tại của lãng phí và cải tiến liên tục. Kết quả của quá trình cải tiến liên tục và loại bỏ lãng phí này giúp giảm chi phí sản xuất. Bảng 2.20 cho thấy mức độ giảm chi phí sau khi áp dụng Lean tại cơng ty Thái Anh.

Bảng 2.20. Kết quả các chỉ tiêu đo lường chi phí sản xuất

STT Chỉ tiêu đo lường chi phí sản xuất Sau khi áp dụng Lean (Năm 2021)

1 Giảm chi phí nhân cơng 11%

2 Giảm chi phí nguyên vật liệu 5%

Việc giảm chi phí được thực hiện bằng cách giảm chi phí theo hướng bền vững thơng qua sự tham gia tồn diện của tất cả nhân viên vào q trình cải tiến liên tục từ đó sẽ đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong khi không cần tăng giá bán tăng năng lực cạnh tranh.

Việc thực hiện các công cụ Lean đã loại bỏ các lãng phí tồn tại lâu năm trong công ty, các thao tác thừa, nguyên liệu thừa hay chi phí tồn kho đã dần dần được loại bỏ ở Thái Anh. Việc ghi nhận mức giảm chi phí nhân cơng xuống 11% và chi phí nguyên vật liệu xuống 5% so với năm 2020 là một kết quả ngoài mong đợi của lãnh đạo công ty, điều này thúc đẩy nổ lực triển khai Lean trong giai đoạn tiếp theo của công ty.

2.2.3.4. Tăng khả năng giao hàng đúng hạn:

Bằng việc áp dụng các công cụ Lean, Thái Anh tăng khả năng đáp ứng các đơn hàng của khách hàng đúng hạn. Bảng 2.21 ghi nhận số lần phản hồi tiến độ giao hàng chậm trễ giảm từ 12 xuống còn 6 lần trong năm 2021, đây là một con số rất đáng được khích lệ.

Bảng 2.21. Kết quả chỉ tiêu đo lường tiến độ giao hàng sau khi áp dụng LeanSTT Chỉ tiêu đo lường tiến độ giao hàng Năm 2020 Năm 2021 STT Chỉ tiêu đo lường tiến độ giao hàng Năm 2020 Năm 2021

1 Số lần phản hồi tiến độ giao hàng chậm trễ 12 6

Việc năng suất gia tăng, thời gian sản xuất giảm xuống góp phần thời gian đáp ứng đơn hàng giảm xuống. Bảng 2.22 cho thấy thời gian chuẩn bị đơn hàng trước và sau khi hiện 5S của các cơng đoạn trong q trình sản xuất.

Bảng 2.22. Thời gian chuẩn bị đơn hàng trước và sau 5S.

STT Nhân viên công đoạn Thời gian chuẩn bị đơn hàng (phút) Trước 5S (2020) Sau 5S (2021) 1 Kéo sợi 121 72 2 Dệt vải 92 60 3 Cắt 67 42 4 In 75 52 5 May thành phẩm 45 34 6 Ép kiện 38 26

Hình 2.33. Biểu đồ mô tả thời gian chuẩn bị đơn hàng các công đoạn trước và sau

5S

Hơn nữa, sau khi áp dụng Lean tỷ lệ đơn đặt hàng bị trả lại cũng giảm. Ở đây có thể giả định rằng điều này đã có tác động tích cực đến khách hàng khi họ cảm thấy yên tâm hơn về đơn đặt hàng của mình và cơng ty có trách nhiệm hơn với họ. Tóm lại, việc thực hiện các cơng cụ Lean đã giúp cơng ty Thái Anh tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần hơn so với các đối thủ

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Anh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w