5 .BỐ CỤC ĐỀ TÀI
2.4. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH TM & D
2.4.5. Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty TNHH TM
TM & DV Quảng cáo Phượng Tùng
Điểm mạnh (S-Strengths)
S1: Thương hiệu tương đối mạnh: Là DN đạt nhiều giải thưởng uy tín trong
ngành, nhiều năm liền được KH bình chọn là Nhà cung cấp dịch vụ tốt và chất lượng cao.
S2: Hệ thống kênh phân phối rộng khắp, hoạt động chuyên nghiệp: Hiện nay
Công ty TNHH TM & DV Quảng cáo Phượng Tùng đang khai thác lịch phát sóng trên 50 đài PTTH và có rất nhiều KK là các Cơng ty ở trên tồn quốc.
S3: Chi phí dành cho dịch vụ quảng cáo cao: Cơng ty luôn dành một khoản
CP lớn chi cho quảng cáo tại các đài PTTH cho KH, để giúp KH có thể vẫn truyền bá được SP tới KH trong khi chưa có đủ CP bỏ ra thì Phượng Tùng sẽ giúp KH chi trả CP gửi cho các đài PTTH trước.
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
58
S4: Đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ cao, đầy năng động sáng tạo: Với tỷ lệ
của nhân viên Phượng Tùng trên 55% nhân viên có trình độ cao được đào tạo qua nhiều khóa chun mơn nghiệp vụ trong nước, trẻ có sức khỏe tốt đã trở thành thế mạnh riêng của Công ty TNHH TM & DV Quảng cáo Phượng Tùng.
Điểm yếu (W-Weaknesses)
W1: Hoạt động quảng cáo còn hạn chế: Các hoạt động quảng cáo của Công
ty chủ yếu hỗ trợ cùng các hoạt động Marketing, CSKH trực tiếp khác nhằm quảng bá hình ảnh Phượng Tùng ra cơng chúng, chưa xây dựng được hình thức hoạt động quảng cáo chuyên nghiệp; hoạt động khuyếch trương thương hiệu còn thấp tại các tỉnh lẻ và chưa đồng bộ.
W2: Cạnh tranh chủ yếu đi vào giá và khuyến mãi: Chưa thực sự đi vào xây
dựng hình thức cạnh tranh bằng sự yêu mến thương hiệu.
W3: Chất lượng kỹ thuật chưa đi vào ổn định: Các phương tiện đang còn chưa
hiện đại, chưa phù hợp với khoa học cơng nghệ ngày nay, đang cịn xảy ra các sự cố như chất lượng phim quảng cáo chưa tốt, chưa phát sóng đúng với thời gian báo trước cho KH.
W4: Ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ còn nhiều hạn chế: Bộ máy quản lý của
Phượng Tùng đang còn đang theo lối cổ điển, chưa thực sự sử dụng hết những ưu, nhược điểm của cơ cấu quản lý vào trong Công ty nên việc chủ động về vốn cũng như trong cơ chế quản lý và ra kế hoạch hoạt động kinh doanh, kết quả là thường đưa ra các chương trình chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Cơ hội (O-Opportunities)
O1: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Việt Nam đang ngày càng phát triển,
hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vì thế sự phát triển của Internet giúp Cơng ty có thể tận dụng để thay đổi một hình thức quảng cáo mới, đang có tiềm năng lớn như hiện nay.
O2: Nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo ngày càng gia tăng: Số lượng KH sử
dụng dịch vụ quảng cáo trong khu vực ngày một đa dạng, phong phú; là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển của các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ quảng cáo vẫn phát triển.
O3: Cơ hội học hỏi cách quản lý doanh nghiệp hiện đại, tiếp cận những công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh tiên tiến: Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ đã tạo điều kiện cho các Công ty trong nước tiếp cận và ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật mới, cũng như cách quản lý, các quy trình sản xuất tiến tiến trên thế giới.
O4: Nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao: Tăng trưởng GDP
năm sau cao hơn năm trước và vượt kế hoạch, người dân có mức thu nhập tăng, nhu cầu đời sống tinh thần cũng ngày một tăng cao nên chỉ tiêu về các dịch vụ cũng tăng theo. Trong đó, TPHCM là trung tâm kinh tế lớn có tốc độ GDP phát triển nhanh với mật độ dân cư đông sẽ là cơ hội tốt cho Công ty TNHH TM & DV Quảng cáo Phượng Tùng khai thác và tận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
59
T1: Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp viễn thơng trong và ngồi nước: Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều Cơng ty quảng cáo của nước ngồi đầu tư
lớn mạnh, có các phương thức và dịch vụ quảng cáo mới mẻ, rất thu hút.
T2: Đối thủ cạnh tranh ngày càng chuyên nghiệp: Thời đại công nghệ thông
tin (CNTT) đang lên ngôi, cùng với sự gia nhập thị trường của các Công ty nước ngồi, xu hướng ln cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm thõa mãn tốt nhất nhu cầu KH… đã góp phần làm cho các đối thủ cạnh tranh ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn trong quá trình cung ứng dịch vụ quảng cáo đến KH.
T3: Tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh: Nếu khơng có sự nghiên cứu
học hỏi thì sẽ khơng có được cơng nghệ tốt nhất hoặc khai thác khơng hiệu quả thiết bị đã mua, gây lãng phí. Đồng thời, nhu cầu về dịch vụ của KH ngày càng khắt khe hơn nên các nhà cung cấp dịch vụ phải ln đổi mới mình, khơng ngừng nâng cao công nghệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu KH.
T4: Kỳ vọng của KH ngày càng cao: Khi trình độ, nhận thức và đời sống của
người dân được nâng cao thì nhu cầu, thị hiếu về các dịch vụ cũng tăng theo, KH ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn dịch vụ cho mình. Họ có xu hướng quan tâm nhiều đến chất lượng, giá cả thích hợp và yếu tố cơng nghệ, thẩm mỹ ngày một cao.
T5: Tình trạng chảy máu chất xám, căn bệnh thành tích và xu hướng người lao động chạy theo thu nhập cao ngày một tăng.
Lập ma trận SWOT
Dựa vào các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã nêu trên ta có thể đưa ra một số các chiến lược, giải pháp thích hợp với điều kiện thị trường như sau:
Bảng 2.19. Bảng tóm tắt ma trận Swot
MA TRẬN SWOT
Cơ Hội (O)
O1: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
O2: Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng gia tăng.
O3: Cơ hội học hỏi cách quản lý doanh nghiệp hiện đại, tiếp cận những công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh tiên tiến. O4: Nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao.
Thách thức (T)
T1: Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp viễn thơng trong và ngồi nước.
T2: Đối thủ cạnh tranh ngày càng chuyên nghiệp. T3: Tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh. T4: Kỳ vọng của KH ngày càng cao. T5: Tình trạng chảy máu chất xám, căn bệnh thành tích và xu hướng người lao động chạy theo thu nhập cao ngày một tăng.
60 Điểm mạnh (S) S1: Thương hiệu tương đối mạnh. S2: Hệ thống kênh phân phối rộng khắp, hoạt động chuyên nghiệp. S3: Chi phí dành cho dịch vụ quảng cáo cao. S4: Đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ cao. Chiến lược SO 1. Đa dạng hóa sản phẩm. 2. Tin học hóa các qui trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Tung ra các chương trình dịch vụ quảng cáo mới
Chiến lược ST
1. Đẩy mạnh hình thức cổ phần hóa.
2. Nghiên cứu thị trường về kỳ vọng và nhu cầu KH.
3. Xây dựng hệ thống kênh phân phối ngày càng hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt nhu cầu KH. Điểm Yếu (W) W1: Hoạt động quảng cáo còn hạn chế. W2: Cạnh tranh chủ yếu đi vào giá và khuyến mãi.
W3: Chất lượng kỹ thuật chưa đi vào ổn định. W4: Ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ còn nhiều hạn chế. Chiến lược WO 1. Chú trọng hơn và tăng ngân sách cho các hoạt động quảng cáo.
2. Xây dựng bộ phận quảng cáo chuyên nghiệp.
3. Cho nhân viện tham gia các khóa training về các ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ trong quy trình sản xuất kinh doanh nhằm khơi dậy nguồn sáng tạo, hiểu biết về công nghệ.
Chiến lược WT
1. Mở rộng thêm các KH và các đài PTTH ở khu vực miền trung và vùng ven để quảng bá thương hiệu tới quần chúng. 2. Khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp. 3. Chú trọng khâu CSKH kết hợp với việc phát triển các chương trình quảng cáo.
Ma trận SWOT sẽ là cơ sở để phát huy những thế mạnh, khắc phục các điểm yếu, tận dụng các cơ hội, cũng như hạn chế những rủi ro, từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp thích hợp. Tùy vào điều kiện thị trường và chính sách của Phượng Tùng theo từng giai đoạn, từng thời kỳ sẽ có những giải pháp, chiến lược khả thi phù hợp với điều kiện của Công ty.
61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn chung, Phượng Tùng là một Cơng ty có vị thế về cung cấp dịch vụ quảng cáo trong nước, có tiềm lực mạnh về tài chính và nhân sự, đạt nhiều danh hiệu trong ngành, được sự ủng hộ và đánh giá cao về thương hiệu, năng lực cạnh tranh của hầu hết các đơn vị hữu quan. Trong đó, các hoạt động của bộ phận quảng cáo đóng vai trị khơng nhỏ trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp, nâng cao uy tín, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị hữu quan, tạo được niềm tin hơn nơi KH, tăng thị phần cho Công ty kể từ khi đi vào hoạt động.Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích được thì bên cạnh những thành cơng trên, hoạt động quảng cáo vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục.
Chương 2 đã đề cập đến việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm hiệu quả hoạt động quảng cáo, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động quảng cáo tại Cơng ty. Từ đó cho ta cái nhìn tổng qt về DN, để có cơ sở làm tiền đề cho việc đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện hoạt động quảng cáo của Công ty trong thời gian tới giúp nâng cao giá trị của Cơng ty, cải thiện hình ảnh Phượng Tùng trong lịng KH một cách tốt nhất.
62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV QUẢNG CÁO PHƯỢNG TÙNG