J.A.Cụmenxki (1592 - 1679) - nhà giáo dục nổi tiếng Slovakia được xem là người đầu tiên nêu lên luận điểm cơ bản về giảng dạy trực quan. Theo ông khơng có gì trong trí não nếu trước đây khơng có gì trong cảm giác. Vì vậy, q trình dạy học khơng thể bắt đầu từ sự giải thích về khái niệm, cơ chế, quá trình của các sự vật, hiện tượng mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng. Những PTTQ sử dụng trong dạy học là nguồn cơ sở đầu tiên của nhận thức, góp phần vào việc phát triển óc quan sát, tư duy và ngơn ngữ của HS.
Mụngtenhơ (1533 - 1592), nhà Giáo dục Pháp được coi là một trong những ông tổ sư phạm ở Châu Âu đã chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống hàng ngày.
Sự phát triển của các PPDH trực quan gắn liền với tên tuổi của G.Pestalossi (1746 - 1827) - nhà Giáo dục học Thụy Sĩ. Cùng xuất phát từ chỗ quan sát là cơ sở của mọi tri thức nhưng quan sát của G.Pestalossi nêu ra xuất phát từ cơ sở Tâm lý học. Trực quan ở G.Pestalossi được xem là điểm tựa để biến những biểu tượng chưa rõ ràng thành những biểu tượng rõ ràng, chính xác. G.Pestalossi đã có cơng lao to lớn trong việc phát triển các nguyên tắc trực quan, hướng tới việc gắn liền tri giác cảm tính với sự phát triển của tư duy.
V.G.Belinxki (1811 - 1848) - nhà Giáo dục Liên bang Nga là người đó cú đóng góp đáng kể trong sự phát triển lý thuyết trực quan trong dạy học. Cũng như G.Pestalossi, tư tưởng trực quan của V.G.Belinxki gắn liền với tư tưởng dạy học phát triển. Dựa trên quan điểm duy vật, ông xem các giác quan và bộ não là hai lực lượng cần thiết cho nhau. Theo ông, nhà sư phạm trong dạy học cần phải dựa trên những biểu tượng mà người học đã thu nhận được trong quá trình quan sát thế giới hiện thực.
Nguyên tắc trực quan trong dạy học sau này được K.Đ.Usinxki (1824 - 1870) và các học trị của ơng tiếp tục phát triển dựa trên những thành tựu của tõm lớ học và sinh lí học. Ơng cho rằng trực quan là cái ban đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ. Theo ụng tớnh trực quan có ý nghĩa to lớn về mặt sư phạm vì: Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của HS trở nên dễ dàng hơn, tự giác hơn, có ý thức và vững chắc hơn; trực quan tạo ra hứng thú học tập ở HS, kích thích tính tích cực và tính tự lập trong hoạt động học tập của HS; trực quan làm giảm nhẹ sức lao động sư phạm của GV và dạy học trực quan còn là phương tiện tốt nhất nhằm giúp GV gần gũi với HS.
Trong QTDH, nhiều tác giả cho rằng cần thiết có sự kết hợp giữa PTTQ với lời nói của GV. L.V.coop đã đưa ra bốn hình thức phối hợp:
1. HS tự rút ra tri thức từ đối tượng trực quan, lời nói của GV khơng phải là nguồn tri thức mới.
2. Lời nói của GV giúp HS hiểu được những mối quan hệ trong các hiện tượng mà HS nhận thấy trong quá trình quan sát.
3. HS thu nhận kiến thức mới qua lời nói của GV, trực quan có vai trị cụ thể hố hoặc để khẳng định những tri thức mới.
4. GV thông báo những mối quan hệ giữa các hiện tượng rút ra kết luận theo sự 34
quan sát của HS.
Các hình thức này được sử dụng trong những trường hợp khác nhau tùy từng nhiệm vụ học tập cụ thể.