11 Phần IV Sinh học cơ thể
2.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu dạy học và truyền thông
Theo quan điểm “cụng nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra”, là cỏi đớch cụ thể của một q trình, một cơng đoạn sản xuất. Việc xác định mục tiêu cú trỳng, cú cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả của mỗi công đoạn, mỗi quá trình sản xuất.
Cần phân biệt mục tiêu và mục đích. Mục tiêu và mục đích đều có một nghĩa chung là cái đề ra nhằm phải đạt tới nhưng mục đích được hiểu là mục tiêu khái quát dài hạn cịn mục tiêu là mục đích ngắn hạn.
Ví dụ mục đích giáo dục của một quốc gia, mục đích chương trình giáo dục của một bậc học; mục tiêu của một chương, một bài.
Theo quan điểm “dạy học lấy HS làm trung tõm”, mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện, là cỏi đớch HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.
Do đó, mục tiêu dạy học phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, được thể hiện bằng các từ hoặc cụm từ hành động có thể định lượng được kết quả học tập của HS. + Mục tiêu kiến thức thường được dùng những động từ sau để diễn đạt: Định nghĩa, giải thích, phân biệt, hình thành...
+ Mục tiêu kỹ năng: So sánh, phân loại, phân tích, chứng minh,... + Mục tiêu thái độ: Tán thành, tham gia, bảo vệ, phản đối...
Căn cứ vào mục tiêu, khi thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thơng đa phương tiện cần lưu ý:
+ Mỗi mục tiêu phải được cụ thể hoá bằng hệ thống câu hỏi, các PHT dưới các dạng khác nhau kết hợp với việc quan sát các hình ảnh, các đoạn video, các file ảnh động để định hướng các hoạt động học và tự học cho HS. Tiến trình tổ chức cho học sinh từng bước giải quyết được cỏc câu hỏi, PHT đó cũng đồng thời là q trình thực hiện các mục tiêu dạy – học đã đề ra.
+ Khi thiết kế câu hỏi, PHT theo từng nội dung dạy học, phải gắn liền với việc sưu tầm và sử dụng các hình ảnh tĩnh, file ảnh động, file phim tương ứng phù hợp với nội dung và ý đồ về PPDH. Một kịch bản tốt phải bám sát vào mục tiêu dạy học,
nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép định hướng sự suy nghĩ, tìm tịi phát hiện ra tri thức mới trong bài học. Qua đó, rèn luyện kỹ năng tư duy và hành động - một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh.
Sau đây là ví dụ về cách xác định mục tiêu bài bài 18 “Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp”
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được các bước trong quy trình tạo giống mới.
- Trình bày được sơ đồ quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. - Giải thích được cơ chế phát sinh, vai trò của biến dị tổ hợp trong quá trình tạo giống thuần.
- Nêu được khái niệm ưu thế lai, trình bày được phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao.
- Giải thích được nguyên nhân ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng phân tích kờnh hỡnh, kĩ năng so sánh, khái qt hóa ... để tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp.
3. Thái độ:
- Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai.
Ví dụvề nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu dạy học và truyền thông.
Để thực hiện mục tiêu kiến thức “hiểu và trình bày được quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp” đòi hỏi trong đĩa CD - ROM tư liệu Multimedia phải có sơ đồ minh hoạ q trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn để HS quan sát, theo dõi rồi trả lời theo câu hỏi định hướng học tập để hiểu và trình bày được quy trình.
Trước hết, GV yêu cầu HS theo dõi thông tin phần I trang 75 SGK, thảo luận và việc sơ đồ quy trình tạo dịng thuần dựa trên ng̀n biến dị tổ hợp vào giấy. GV quan sát và chọn đại diện HS của một nhúm cú sơ đồ tốt nhất viết lên bảng.
Để HS hiểu rõ và trình bày được quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, GV cho HS quan sát sơ đồ 18.1 SGK (chiếu trên bảng), thảo luận theo bàn, trả lời các nội dung trong PHT:
+ Kết thúc bước 1, các dịng thuần được tạo ra có kiểu gen như thế nào? + Mục đích của việc lai từ P đến F2? + Giống thuần chủng được tạo ra từ sơ đồ có kiểu gen là gì?
+ Để có được giống thuần mong muốn đó, ở F2 cần lựa chọn những tổ hợp gen mong muốn nào?
+ Từ các tổ hợp gen mong muốn đó, cần làm gì để tạo giống thuần?
+ Dùng bút chì đánh dấu các bước vào sơ đồ cho phù hợp.
Qua việc theo dõi, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi định hướng hoạt động học tập, HS sẽ tự mình chiếm lĩnh được kiến thức nghĩa là đạt được mục tiêu bài học.