* Theo Tụ Xũn Giỏp, nếu phân loại theo tính chất thì PTTQ gồm có 2 nhóm.[9]
+ Nhóm truyền tin: nhóm này cung cấp cho các giác quan của HS nguồn tin dưới
dạng tiếng hoặc hình hoặc cả 2 cùng một lúc.
Những phương tiện truyền tin dùng trong giáo dục phần lớn là các thiết bị dùng trong sinh hoạt như: máy tính, máy chiếu, camera, máy ghi õm…
+ Nhóm mang tin: là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này bố trí trờn cỏc vật liệu khác nhau và dưới các dạng riêng biệt.
Những phương tiện mang tin gồm:
- Những phương tiện mang tin thính giác: là các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng như: đĩa âm thanh, băng âm thanh, chương trình phát thanh.
- Những phương tiện mang tin thị giác: là các phương tiện được trình bày và bảo lưu dưới dạng hình ảnh như: slide, ảnh, biểu bảng, đồ thị, bản đồ…
- Những phương tiện mang tin nghe nhìn: là nhóm hỗn hợp mang tin dưới dạng cả tiếng lẫn hỡnh. Cú một yếu tố tõm lớ rõ ràng là nếu như càng nhiều giác quan tham gia vào việc tiếp nhận những “tỏc nhõn kớch thớch” thỡ việc hình thành những khái niệm và ghi nhớ kiến thức càng dễ hơn. Trong việc lĩnh hội kiến thức thì cơ quan thính giác và thị giác đóng vai trị quan trọng nhất và tất nhiên ảnh hưởng tổng hợp của 2 cơ quan đó sẽ mạnh hơn so với từng cơ quan riêng rẽ. Từ đó có thể thấy rằng phương tiện mang tin nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền thụ và tiếp nhận kiến thức.
Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có: phim có tiếng, video, phương tiện đa chức năng (Multimedia)…
- Những phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và tập dượt. Các phương tiện này tạo khả năng hình thành những thói quen nghề nghiệp, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực ứng xử theo yêu cầu đào tạo.
vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập), phương tiện và vật liệu thí nghiệm, tranh lắp hoặc dỏn, cỏc mỏy tập luyện, các phương tiện sản xuất…
* Theo Đinh Quang Báo, trong dạy học sinh học có 3 loại PTTQ chính:[1]
- Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ộp khụ, tiêu bản hiển vi…
Các mẫu vật thật là nguồn cung cấp những hình tượng cụ thể, chính xác và gần gũi với HS về hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo ngồi. Nhưng việc nghiên cứu cấu tạo trong, các cơ quan, bộ phận nhỏ lại gặp khó khăn trong việc quan sát và phân biệt.
- Các vật tượng hình: mơ hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, phim video, sơ đồ, biểu đồ, băng, đĩa hỡnh…
Mơ hình là những vật thay thế cho đối tượng nghiên cứu dưới dạng các biểu tượng trực quan được vật chất hóa, hoặc mơ tả các cấu trúc, hiện tượng và quá trình. Mơ hình cho phép mô tả sự vật hiện tượng trong không gian 3 chiều dưới dạng tĩnh hoặc động, làm cho quá trình nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn.
Tranh, ảnh: mô tả các sự vật hiện tượng, cấu trúc, quá trình ở trạng thái tĩnh, có thể chụp trực tiếp hoặc mơ phỏng lại qua sơ đồ, hình vẽ.
Băng, đĩa, phim: mơ tả sự vật hiện tượng ở trạng thái động, diễn tả sự vật hiện tượng một cách chính xác và sống động.
- Các thí nghiệm: Các thí nghiệm có chức năng trình diễn các cơ chế của các hiện tượng khoa học sinh học, bên cạnh đó thơng qua kết quả của thí nghiệm giúp người học kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.