Theo cam kết sau gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2009 chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Mở cửa thị trường bán lẻ gắn liền với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều đại gia bán lẻ nước ngoài. Việc này một mặt tạo ra môi trường bán lẻ phong phú và chuyên nghiệp nhưng mặt khác cũng dấy lên cuộc đua cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài. Lý do là các đại gia
phân phối nước ngoài sở hữu rất nhiều thế mạnh mà nhờ vào đó, có thể hạ gục các đối thủ bản địa một cách nhanh chóng như thương hiệu, vốn lớn, trình độ quản lý, cơng nghệ hiện đại... Thêm vào đó, vũ khí tối thượng của họ là giá rẻ, kết quả của các đơn hàng cực lớn.
Họ có thể khiến một số nhà bán lẻ trong nước sẽ ngừng hoạt động, nhưng đây khơng hồn tịa là tiêu cực. Cạnh tranh không phải là xấu theo kinh nghiệm từ các thị trường mở cửa cho nhà bán lẻ nước ngoài như Hong Kong và Singapore. Indonesia đã mở cửa thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng các nhà bán lẻ trong nước lại đang lớn mạnh thêm. Mở cửa thị trường sẽ tạo thêm áp lực, thách thức cho các cơng ty trong nước nhưng nhìn chung là tốt vì cạnh tranh sẽ giúp
phát triển thị trường và buộc các nhà bán lẻ trong nước phải đầu tư phát triển và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
3.1.2.2. Đáỏnh giáỏ cáỏc yếu tố thuộc về năng lực nội tại của thị trường báỏn lẻ Việt Nam hiện nay