Mạng lưới bán lẻ

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của công ty cổ phần thương mại nguyễn kim và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 87 - 92)

Mạng lưới bán lẻ trong nước

Tốc độ phát triển bán lẻ trong nước tăng rất nhanh trong một vài năm gần đây. Mạng lưới bán lẻ của nước ta những năm gần đây đã văn minh, hiện đại hơn trước nhiều. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giá rẻ, cửa hàng nhượng quyền, cửa hàng tự chọn, cửa hàng phức hợp, trung tâm mua sắm… với tiêu chuẩn phục vụ cao mọc lên khắp nơi.

Theo số liệu của Grocery Report - The Nielsen 2009, cả nước hiện có khoảng trên 500.000 điểm bán lẻ ở tất cả các loại hình. Kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm thị phần đáng kể bất chấp sự nổi lên trong thời gian gần đây của kênh thương mại hiện đại. Năm 2008, ước tính kênh thương mại truyền thống chiếm 83% thị phần bán lẻ. Dự kiến năm 2009 và 2010, thị phần bán lẻ của kênh thương mại này vẫn chiếm ưu thế với 80% và 76%. Theo báo điện tử Vietnamnet, tổng mức bán lẻ hàng hóa qua kênh thương mại hiện đại sẽ chiếm 40% thị phần vào năm 2020.

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch

(Netherlands)

Hìỡnh 3.3: Cơ cấu doanh thu ngành báỏn lẻ tại Việt Nam từ năm 2008 - 2010

Nguồn: Báo cáo về Bán lẻ và mua sắm hiện đại, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen - 2009

Có thể thấy kênh phân phối hiện đại ngày càng đóng góp nhiều hơn vào doanh thu nói chung của ngành bán lẻ. Tuy vậy, xét về các tiêu chí như vị trí, quy mơ diện tích, thiết kế, xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất, tiện nghi vận hành, hàng hoá, giá cả, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ khách hàng…, các mơ hình này ở nước ta hiện nay chưa hội đủ những tiêu chuẩn là cơ sở bán lẻ văn minh.

Người dân có thu nhập trung bình không đủ lực để vào các siêu thị văn minh nên chỉ thuỷ chung với mạng lưới bán lẻ lộn xộn, mua hàng trước lúc đi làm hoặc chọn vội vàng sau giờ làm việc. Loại hình này, đáng tiếc là không thể một sớm một chiều bị thu hẹp, mà thậm chí, theo sự gia tăng dân số, cùng làn sóng di dân vào thị thành, khu cơng nghiệp, sẽ càng bùng nổ, đi vào từng xóm nhỏ, ngõ ngách, làm cho bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác.

Mạng lưới bán lẻ Việt Nam từng được cung ứng bằng hệ thống phân phối bài bản, khép kín. Sản phẩm từ nhà máy, đồng ruộng, đến nhập khẩu… đều được giao cho mậu dịch quốc doanh cung cấp tới tỉnh, huyện và về tận thôn, bản với trợ thủ là các hợp tác xã mua bán. Vì là chủ lực, nên mậu dịch quốc doanh trước đây được

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,

Dutch (Netherlands)

dành các vị trí “đắc địa” để lập kho tàng, mở cửa hàng, biên chế đội ngũ làm giao nhận, vận tải. Song khi chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường, chuyển đổi cơ chế, hệ thống trên bị sa sút, nhiều vị trí đã được chuyển nhượng cho các hội, sở, các ngành, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thơng, dịch vụ du lịch, hoặc cho thuê, đưa vào liên doanh... Trước thực trạng đó, đã ra đời các dạng thức phân phối mới, tạm phác họa như sau:

- Dạng chính quy của các cơng ty lớn, gồm một số có tiền thân là của mậu dịch quốc doanh chuyển sang cơ chế mới. Dạng thức này có cơ sở vật chất khá tốt, có thương hiệu, song chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ khơng bao qt được tồn bộ thị trường bán lẻ bao la trên toàn quốc.

- Dạng cửa hàng cửa hiệu của các xí nghiệp sản xuất, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc đặt đại lý bán hàng. Nhà nhập khẩu cũng sử dụng mẫu hình này cho đầu ra hàng của mình, vì họ khơng phải đầu tư nhiều mà vẫn có lợi nhuận tốt do bớt được phí trung gian, mua “tận gốc”, bán “tận ngọn”, lại trực diện với khách hàng, nắm bắt nhanh nhu cầu để cải tiến sản xuất hoặc lập đơn hàng nhập khẩu mới.

- Cơ động, đông đảo nhất là dạng “du kích” là các chợ.

Ba dạng thức trên tồn tại độc lập, khó liên kết. Hệ lụy là bức tranh tổng thể của hệ thống phân phối bán lẻ khập khiễng, cơ sở vật chất nói chung sơ sài; bán hàng và thanh toán chủ yếu theo phương thức truyền thống; hàm lượng thông tin mỏng; quan hệ giữa nhà bán lẻ với người tiêu dùng còn sơ khai; hệ thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ thị trường, chế tài kiểm tra chưa đầy đủ; cơ hội để các nhà bán lẻ tiếp cận nguồn vốn, nguồn đất đai rất hạn chế…

Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài

Bối cảnh trên là thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam khi chúng ta phải hoàn toàn mở cửa cho các hãng phân phối nước ngoài tràn vào theo cam kết. Mặc dù đến thời điểm này do khủng khoảng kinh tế nên sự “tràn vào” của các hãng phân phối nước ngoài vẫn chưa xảy ra và đây là cơ hội tốt để chúng ta có thêm thời gian cho sự chuẩn bị tốt hơn, song, hiện ở Việt Nam có 15 tập đồn phân phối lớn có mặt từ 10 năm trước dưới các mơ hình khác nhau tại các thành phố, trung tâm kinh tế lớn, và họ đã kinh doanh thành đạt. Trong đó, có những tên tuổi lớn như Wal-Mart

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch

(Netherlands) (Hoa Kỳ), Carrefuor (Pháp), Tesco (Anh), Metro Cash (Đức) và nhiều tập đoàn bán

lẻ hàng đầu châu Á như Plaza ((Nhật Bản), Dary Farm (Hồng Kông), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Parkson (Ma-lai-xi-a), South Asia Ivestment (Xin-ga-po)...

Nhạy bén trước thời vận mới, nhiều hãng phân phối lớn nước ngoài đã quyết định mở rộng “mặt trận” tại Việt Nam. Động thái này cũng đã tác động thúc đẩy một số doanh nhân trong nước vươn lên, chủ động tạo ra mặt hàng mới, chất lượng cao, đổi mới phương thức phục vụ, giữ vững thị phần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị phân phối nội địa chỉ vẫn cịn vất vả với việc duy trì mà chưa dám tính đến phát triển. Vì thế, việc các hãng phân phối nước ngồi qua mặt hệ thống phân phối bán lẻ thuần Việt để chiếm khách hàng, thế chân vào các vị trí hiện hữu chỉ cịn là thời gian, nếu các doanh nghiệp trong nước không tiếp tục đổi mới để giành lại khách hàng.

Tựu trung lại, hiện đại đa số người Việt Nam vẫn phải chung thuỷ với hàng hoá cổ truyền, mạng lưới truyền thống và phương thức cũng truyền thống theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Vì vậy, để có thể khai thác chính thị trường bán lẻ của mình trong khi những điều kiện xuất khẩu cịn gặp nhiều khó khăn, đồng thời để thị trường bán lẻ Việt Nam - một thị trường rộng lớn đầy sức hấp dẫn với nhiều phân tầng tiêu thụ khác nhau, đã được phía nước ngồi chú ý tới nhằm tiếp cận, mở rộng, thích ứng được trong bối cảnh mới, chắc chắn cần có các giải pháp tổng thể, đồng bộ.

Thương mại điện tử bán lẻ - cuộc cách mạng thương mại bán lẻ lần thứ hai

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên trang web thương mại năm 1994, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng và Marketing đặc biệt hiệu quả, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Tại Việt Nam, nếu như cách đây 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đến bây giờ , bức tranh thương mại điện tử VN hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực . Theo điều tra trên quy mơ lớn của Bợ Cơng Thương về tình hình ứng dụng thương

mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước và kết quả thu được khá khả quan , thể hiện việc các doanh nghiệp rất nhan h nhạy trong việc tiếp cận với nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu mua sắm tại nhà và văn phịng trong điều kiện cơng việc bận rộn như hiện nay.

Thứ nhất, gần 50 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, và mức doanh thu ấy chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thương mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể.

Thứ hai, một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 70% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 60% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 25% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing.

Như vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, và hiệu quả của thương mại điện tử tới các tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp là rất tích cực , đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh.

b. Nhân lực

Vấn đề về nhân l ực là một trong những điểm yếu của ngành bán lẻ tại Việt Nam khi sự thiếu chuyên nghiệp trong làm việc thể hiện ở 3 cấp độ nhân lực sơ - trung – cao. Theo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội , tại Việt Nam hiện nay , nhân lực ngành bán lẻ nói chung cịn rất ́u kém khi chỉ có khoảng 4-5% nhân lực trong ngành bán lẻ được đào tạo bài bản, hơn 50% nhân lực chưa qua đào tạo, tâm lý bán hàng cịn mang nặng tính ban phát, ngoại ngữ yếu...

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch

(Netherlands) Ở bậc sơ cấp, điều dễ nhận thấy là đội ngũ bán hàng ít có tính ổn định. Lao đợng

vẫn coi bán hàng là một công việc không lâu dài, nguyên nhân chính bởi mức lương chưa hấp dẫn. Trong khi đó, nhân viên quản lý bậc trung và cao cấp lại thiếu trầm trọng. Doanh nghiệp bán lẻ Việ t Nam rất khó khăn trong việc tuyển, giữ nhân viên quản lý trung - cao cấp vì nguồn cung hạn hẹp, mức lương không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Một thế mạnh hiếm hoi được đánh giá hiện nay là các doanh nghiệ p Việt Nam am hiểu văn hố của người Việ t Nam, nên ít nhiều có cách ứng xử gần gũi tạo sự thân thiện trong việc quản lý nhân sự.

Trong những năm tiếp theo, trường nhân lực bán lẻ tại Việt Nam được dự báo sẽ có sự phân khúc và định hình theo nhiều kiểu khác nhau. Một trong những xu hướng rõ rệt nhất là việc chuyển hoá nhân lực bán lẻ theo kiểu "đổi chủ ": Các nhà bán lẻ nước ngồi với kinh nghiệm , vốn lớn sẽ thâu tóm các chuỗi bán lẻ nhà bán lẻ Việt Nam nhỏ . Nhân lực bán lẻ sẽ được tiếp cận với một mơ hình quản lý bài bản chuyên nghiệp hơn nhưng cũng khắc nghiệt hơn. Xu hướng xuất hiện sự phân khúc nhân lực bán lẻ sẽ rõ rệt hơn , một đội ngũ nhân lực trung - cao cấp chuyên nghiệp , nhưng cũng có sự câu kéo dữ dội bởi lương , chế độ phúc lợi giữa các doanh nghiệp bán lẻ lớn.

Điều này sẽ dẫn đến một đội ngũ nhân lực mới, am hiểu kỹ năng bán hàng, công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của công ty cổ phần thương mại nguyễn kim và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)