Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

2.1. Tổng quan về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội

a. Tình hình dân số và lao động của thành phố

Thành phố Sông Công là địa bàn chung sống của 12 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm 96,73%, các dân tộc khác chiếm 3,27% gồm có Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, H’Mơng, Sán Cháy, Ngái, ....

Dân số của thành phố tính đến năm 2017 là 52.056 người. Trong đó 26.401 là nam chiếm 50,72%, nữ là 25.655 người chiếm 49,28%. Dân số thành thị là 33.404 người chiếm tỷ lệ là 64,17%, dân số nông thôn là 18.625 người, chiếm tỷ lệ 35,78% tổng dân số. Theo số liệu thống kê năm 2017 (bảng 2.1) dân số trong độ tuổi lao động có 31.300 người chiếm 60, 12% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 29.550 người chiếm 94,40%, lao động chưa có việc làm là 1750 người chiếm 5,6% tổng lực lượng lao động. Trong số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân lao động nông , lâm nghiệp chiếm 56%; lao động công nghiệp xây dựng, vận tải chiếm 28,76% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 15,24%. Hiện nay

số người cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng 1.260 người. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động khu vực.

Bảng 2.1: Tình hình dân số Thành phố Sơng Cơng từ năm 2014 đến năm 2017

Năm Tổng

Theo giới tính Theo địa bàn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

1. Dân số (người) 2014 50.438 25.580 24.858 32.214 18.224 2015 50.974 25.852 25.122 32.709 18.265 2016 51.433 26.085 25.348 33.004 18.429 2017 52.056 26.401 25.655 33.404 18.625 2. Tốc độ tăng (%) 2014 1,2 1,187 1,213 21,21 -21,66 2015 1,011 1,011 1,011 1,015 1,002 2016 1,009 1,009 1,009 1,009 1,009 2017 1,012 1,012 1,012 1,012 1,011 3. Cơ cấu (%) 2014 100 50,72 49,28 63,87 36,13 2015 100 50,72 49,28 64,17 35,83 2016 100 50,72 49,28 64,17 35,83 2017 100 50,72 49,28 64,17 35,78

Bảng 2.2: Tình hình lao động Thành phố Sơng Cơng giai đoạn 2014 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 So sánh 2015/2 014 2016/2 015 2017/2 016 (%) (%) (%) Số người trong tuổi lao động 1000 người 29,4 29,4 30,8 31,3 100 104,76 101,62 Số LĐ tham gia trong nền kinh tế quốc dân 1000 người 27,88 27,66 28,98 29,55 99,21 104,77 101,96 - Lao đông ngành NLN 1000 người 15,8 15,58 16,32 16,55 98,61 104,75 101,41 - Lao động ngành CN - XD 1000 người 7,85 7,85 8,22 8,5 100 104,71 103,4 - Lao động ngành dịch vụ 1000 người 4,23 4,23 4,44 4,5 100 104,96 101,35 Số LĐ được giải

quyết việc làm Người 1.050 1.115 1.200 1.260 106,19 107,62 105

Trong đó: xuất

khẩu lao động Người 8 2 10 14 25 500 140

Tỷ lệ lao động

được đào tạo % 28 30 32 35 107,14 106,67 109,37

(Nguồn: UBND Thành phố Sông Công)

Thành phố Sông Công được quy hoạch là một trong những Trung tâm công nghiệp lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tại đây có 04 trường đào tạo các hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có 02 trường Cao đẳng là Cao

đẳng công nghiệp Việt Đức và Cao đẳng Cơng nghệ và kinh tế cơng nghiệp, có khả năng đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có nghề cho địa phương và các tỉnh trong cả nước. Nguồn lao động ở đây chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ và nội vùng, do đó phát triển đa dạng loại hình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tình trạng di cư của dân địa phương và thu hút lao động từ các địa phương khác.

b. Về điều kiện đất đai

Theo số liệu thống kê về tài nguyên đất năm 2017 của thành phố có 9.671,41 ha, bao gồm các loại đất chính sau:

Đất nơng nghiệp: diện tích 7.565,66 ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên Đất phi nơng nghiệp: diện tích 2.089,93 ha, chiếm 21, 61% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng: hiện có 15,82 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên.

c. Tiềm năng du lịch, nhân văn

Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, song thành phố Sơng Cơng có tài ngun du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác). Sơng Cơng có tiềm năng lớn cho phát triền du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Thành phố nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hóa cơng nhận. Nhà nước đã cơng nhận xã Bình Sơn là xã Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến. Từ thành phốSơng Cơng có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên như Hồ Núi Cốc, làng chè Tân Cương, hồ Thác Bà, Đại Lải, Đồng Mơ, hồ Ba Bể. có khả năng thu hút khách quốc tế và khách nội địa. Cộng đồng nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hóa lâu đời, giàu bản sắc, đa dạng loại hình, chính vì thế, tài ngun nhân văn của thành phố rất độc đáo giàu chất dân gian, với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hàng năm và có 26 di tích văn hóa lịch sử. Người dân thành phố có truyền thơng lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiền bộ kinh tế, khoa học kỹ

thuật của thời đại, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại. Những truyền thống đó tạo nên các giá trị phi vật thể đóng góp cho sự phát triển của thành phố.

d. Cơ sở hạ tầng

Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc toàn tỉnh Thái Nguyên và chạy qua thành phố Sông Công, nối Sông Công với Thái Nguyên và các tỉnh vùng núi và biên giới phía Bắc, về phia Nam với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hành lang kinh tế đường 18. Chiều dài đoạn tuyến qua địa bàn thành phố Sông Công dài 9,0 km, bề rộng nền đường 13,5m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,5m, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt cấp.

Đường tỉnh lộ 262: chiều dài của đường ĐT 262 qua địa phận thành phố Sông Công dài 6km với điểm đầu là đường CMT10 đi qua Lương Châu và Bá Xuyên và vào xã Thịnh Đức (TP Thái Nguyên), chiều rộng nền đường từ 5m, mặt đường rộng 3,5m trải nhựa. Hiện các tuyến đường giao thông nông thôn của thành phố Sơng Cơng có 119 tuyến với tổng chiều dài 129,29 km. Hầu hết hệ thống đường liên xã đã được đầu tư cải tạo, do vậy đáp ứng các nhu cầu về giao thông, sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân các xã.

Bến xe: Hiện thành phố chưa có hệ thống bến xe đối ngoại riêng. Mặc dù đã có quy hoạch bến xe song chưa có nguồn vốn để thực hiện.

Tuyến đường sắt: Đoạn tuyến chạy song song với QL3 là bộ phận của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, khổ đường 1,0m, lưu lượng tàu chạy thấp (2-4 chuyến/ngày). Ga đường sắt: Ga Lương Sơn hiện nay nằm vùng ngoại vi phía Đơng Bắc và cách trung tâm thành phố 5,0km.

Tuyến đường thủy qua thành phố Sơng Cơng có điểm đầu là khu vực giáp Đại Từ và điểm cuối là ngã 3 sơng Cầu - sơng Cơng chiều dài tồn tuyến 60km, đạt tuyến đường sông cấp IV.

Nguồn điện cung cấp cho thành phố Sông Công hiện nay tương đối đảm bảo nhờ nguồn của mạng lưới quốc gia, cung cấp thơng qua trạm biến áo 110/35/22/6 KV Gị Đầm công suất 1x25 MVA+lx63MVA. Phụ tải công nghiệp và dân dụng hiện tại chưa lớn cho nên trạm Gò Đầm vẫn vận hành non tải. Mạng lưới hạ thế của thành

phốcó tiết diện bé, bán kính phục vụ của lưới hạ thế lớn dẫn đến tổn thất điện năng quá mức cho phép.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Sơng Cơng đã có nhà máy xử lý nước Sơng Cơng với công suất thiết kế là 20.000 m3/ngđ với tổng chiều dài ống phân phối là 20km. Tuy nhiên do ống phân phối còn nhiều hạn chế nên lượng nước cấp hiện nay chỉ đạt 5000 - 7000 m3/ngđ.

Toàn thành phố có 11 trạm bơm nước, hồ chứa với sức chứa 2,5 triệu m3, 101 km kênh mương được kiên cố hóa đủ khả năng chủ động tưới tiêu cho tồn bộ diện tích trồng lúa trên 2600 ha.

Cùng với sự phát triển chung của thành phốvề mọi mặt kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính viễn thơng ngày càng được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng cấp lên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Từ năm 2009: 100% phường, xã thuộc thành phố có điểm bưu điện. Các dịch vụ mới như chuyển phát bưu phâm nhanh, chuyển tiền nhanh, fax, internet... đã tăng nhịp độ phát triển. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện đã được đưa vào khai thác tại bưu điện thành phố để cùng các dịch vụ đại lý phân phối, bưu chính ủy thác, tạo ra hướng phát triển mới cho ngành thông tin liên lạc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)