Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 99)

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thành phố

Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2.2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Sông Công là đội ngũ gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng với dân. Đội ngũ ngày có vị trí, vai trị hết sức quan trọng vừa phải thực thi các chủ trương chính sách, pháp luật từ cấp trên, vừa phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với cấp trên, đồng thời cán bộ cấp xã phải giải quyết các cơng việc hàng ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Trong q trình thực thi nhiệm vụ cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố phải chịu sự giám sát trực tiếp, hàng ngày của dân. Cơ bản đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần khẳng định vai trị là hạt nhân lãnh đạo

tồn diện các mặt công tác ở cơ sở; khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phịng ở các địa phương.

Để đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thông qua yếu tố đào tạo, bồi dưỡng, tác giả đánh giá dựa vào bảng dưới đây:

Bảng 2.17: Tác động của công tác đào tạo bồi dưỡng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Sông Công

TT Nội dung

Tổng số phiếu điều tra của cán bộ, công

chức cấp xã

Đào tạo và bồi dưỡng Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Rất không đồng ý

1 Đối tượng được bồi

dưỡng, đào tạo 178 35 33 25 45 40

2

Nội dung, chương trình bồi dưỡng, đào tạo

178 20 10 42 54 52

3 Phương pháp đào

tạo, bồi dưỡng 178 35 38 59 24 22

4 Thời gian đào tạo,

bồi dưỡng 178 46 35 42 27 28

5 Kinh phí hỗ trợ 178 40 30 52 31 25

Tổng 176 146 220 181 167

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2022; thời gian đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh cán bộ, công chức cấp xã 1 tuần.

Nội dung đã đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ... Công chức đi học được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục, được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, công tác đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn thành phố Sơng Cơng chưa tồn diện, còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên.

Theo số liệu bảng 2.14, cho thấy: Chỉ tiêu đối tượng và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng có số phiếu khơng đồng tình cao nhất. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng có 52 phiếu Rất không đồng ý 29,2%, 54 phiếu Không đồng ý chiếm tỷ lệ 30,3%, 42 phiếu Bình thường chiếm tỷ lệ 23,6%. Về đối tượng bồi dưỡng, đào tạo có 45 phiếu Khơng đồng ý chiếm tỷ lệ 25,3% và 40 phiếu Rất không đồng ý chiếm tỷ lệ 22,5%. Kết quả này cho thấy đối tượng và nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại thành phố còn nhiều vấn đề chưa hợp lý.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy, BND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Đại học Nội vụ, Đại học Luật Hà Nội, Trường chính trị tỉnh, Trung tâm GDTX tỉnh và các cơ sở đào tạo có liên quan để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo từng chức danh chuyên môn:

- Về bồi dưỡng: Năm 2017, có 3.152 lượt cán bộ, công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo 26 bộ tài liệu của Đề án 1956.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng năm 2017 là: 2.357.907.000 đồng (Hai tỷ, một trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm tám mươi chín nghìn đồng).

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2010-2017:

+ Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên: 157 người (77 người học Đại học Luật, 80 người học lớp Cao đẳng Hành chính).

+ Kinh phí sử dụng cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012-2017 do ngân sách địa phương tự cân đối. Trong 6 năm từ 2012-2017 tỉnh Thái Nguyên đã bố trí 9.993.938.000 đồng cho các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

2.2.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ cơng chức cấp xã

Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng nguồn cán bộ, công chức được thực hiện từ thành phố đến xã để tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định nên Thành ủy, BND thành phố Sông Công đã xác định đúng đắn vai trị, tầm quan trọng của cơng tác tổ chức cán bộ, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ “Muốn có đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ trước hết phải làm tốt công tác cán bộ đảm bảo cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ là phải chọn được những cán bộ thực sự có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với tình hình của ngành và địa phương để đưa vào nguồn kế cận dự bị, từng bước thủ thách giao nhiệm vụ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tổng hợp, có kế hoạch cụ thể về đào tạo bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn”.

Thành ủy, BND thành phố Sông Công luôn lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn hóa cán bộ nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ một cách hợp lý. Bên cạnh đó cơng tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng bộ và chính quyền thành phố Sông Công quan tâm thực hiện nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Công tác cán bộ tiếp tục được Đảng bộ thành phố Sông Công xác định là khâu quan trọng cần tạo sự đột phá mới, tạo tiền đề quan trọng đã triển khai và thực hiện nghị quyết. Cụ thể, giai đoạn 2014 - 2017, giai đoạn mới 2018-2022. Thành ủy, BND thành phố Sông Công quyết tâm đổi mới công tác đánh giá cán bộ; thường xuyên tổng

kết kinh nghiệm, nhân rộng cách làm hay trong tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ....

Bảng 2.18. Tác động của cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Sông Công

TT Nội dung

Tổng số phiếu điều tra của cán bộ, công chức cấp

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng

Hồn tồn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Đối tượng tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng 178 38 33 24 43 40 2 Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng 178 30 31 35 40 42 3 Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng 178 20 22 20 59 57 4 Kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng 178 46 35 43 25 29 5 Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng 178 40 42 39 33 24 Tổng 174 163 161 200 192

Chỉ tiêu tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng có số phiếu khơng đồng tình cao nhất. Nội dung chỉ tiêu này có 57 phiếu Rất khơng đồng ý 32,0%, 59 phiếu Không đồng ý chiếm tỷ lệ 33,2%, 20 phiếu Bình thường chiếm tỷ lệ 11,2%. Kết quả này cho tiêu chỉ tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng còn phải xem xét, thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.

Việc bố trí sử dụng cơng tác khá phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Một số cán bộ tuy tuổi cịn trẻ nhưng được tín nhiệm vào những chức danh chủ chốt của xã, đã được đào tạo cơ bản, có khả năng phát triển. Đối với cơng tác Đảng. vì chưa có quy định chức danh cán bộ văn phòng đảng ủy là cán bộ chun trách nên nhiều đồng chí phó bí thư phải kiêm nhiệm thêm cơng tác đảng vụ, tuy vậy chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng Đảng vẫn khơng bị ảnh hưởng.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã hợp lý hơn, nhất là chế độ tiền lương giữa cán bộ chuyên trách do bầu cử với công chức chuyên môn.

Trên cơ sở phân loại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 159/2005/NĐ- CP của chính phủ, xác định định biên và mức phụ cấp trách nhiệm phù hợp với quy mô và chức danh cán bộ của mỗi xã, thị trấn BND thành phố Sông Công tổng hợp, đánh giá báo cáo Sở Nội vụ trình BND tỉnh quyết định.

2.2.3.3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ cơng chức cấp xã

Chính sách cán bộ là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đối đãi với cán bộ đúng với các quan điểm, chủ trương của Đảng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã. Có chính sách cán bộ đúng là tổ chức thực hiện tốt các chính sách đúng đó sẽ tạo động lực to lớn khuyến khích, phát huy tính tích cực, nỗ lực, hăng hái của cán bộ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo của họ. Ngược lại, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý hoặc thực hiện chính sách cán bộ không đúng sẽ tạo ra khơng khí làm việc cầm chừng, tâm lý chán nản, kìm hãm tính năng động, tích cực, sáng tạo của cán bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác và dễ đẩy cán bộ sa vào những tiêu cực trong công tác và trong cuộc sống.

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã thành phố Sông Công luôn được bảo đảm kịp thời, thường xuyên; đối với cán bộ, công chức cấp xã đi

học nâng cao trình độ, khi tốt nghiệp có bằng, BND thành phố kịp thời trình Sở Nội vụ điều chỉnh nâng ngạch kịp thời, đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức; đồng thời Sở Nội vụ đang nghiên cứu việc khoán biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã, tạo động lực đối với cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nếu cán bộ, cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể được thực hiện kiêm thêm nhiệm vụ và được hưởng thêm mức lương kiêm nhiệm.

Ngồi ra, để làm tốt cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Cơng phải thực hiện đồng bộ hệ thống những chính sách cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với cán bộ. Căn cứ vào tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ, Thành ủy và Đảng ủy các xã có kế hoạch cử cán bộ, cơng chức dự các lớp do tỉnh và thành phố tổ chức nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao kiến thực, năng lực, trình độ, phương pháp, phong cách cơng tác, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, giúp họ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình cán bộ đi học, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ như: cán bộ được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo lương (nếu có) khi đi học; được đài thọ kinh phí đóng học phí cho nhà trường, khi học xong lấy bằng sẽ được chuyển xếp lương theo bằng cấp được đào tạo ngay, mà không phải qua thi hay xét, điều đó tạo được động lực đối với cán bộ, cơng chức cấp xã nâng cao trình độ.

Đối với cán bộ, cơng chức cấp xã nâng cao trình độ trên đại học, thành phố Sông Công áp dụng Quyết định số 57/2008/QĐ- B ngày 06/11/2008 của BND tỉnh Ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2017, định hướng đến năm 2022, theo đó đối với cán bộ, cơng chức được ưu đãi như sau:

- Đối với Thạc sỹ: Cán bộ, cơng chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi học: hỗ trợ 25 triệu đồng.

- Đối với tiến sỹ: Cán bộ, cơng chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi học: hỗ trợ 70 triệu, được ưu tiên mua 01 ô đất theo giá ưu đãi, được tạo điều kiện bố trí việc làm cho 01 con ruột.

Việc hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho thấy thành phố rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từng bước tạo sự đổi mới trong công tác cán bộ, mang lại hiệu quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã.

Bảng 2.19: Tác động của yếu tố chế độ chính sách đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Sông Công

TT Nội dung

Tổng số phiếu điều tra của cán bộ, cơng chức cấp Chế độ, chính sách Hồn tồn đồng ý Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Rất không đồng ý 1 Các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm 178 38 33 24 43 40 2 Mức lương hàng tháng so với đóng góp của bản thân 178 30 31 35 40 42 3 Hỗ trợ của cấp xã về hồn cảnh khó khăn của cán bộ, công chức cấp xã 178 20 22 20 59 57 Tổng 88 86 79 142 139

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Chỉ tiêu tiêu chí các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm có số phiếu khơng đồng tình cao nhất. Nội dung chỉ tiêu này có 40 phiếu Rất khơng đồng ý 22,5%, 45 phiếu Khơng đồng ý chiếm tỷ lệ 25,3%, 26 phiếu Bình thường chiếm tỷ lệ 14,6%. Qua tìm hiểu thực tế thì các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm của các xã vẫn còn chưa đảm bảo được tính cơng bằng và minh bạch. Vì vậy, cần phải có sự cơng bằng hơn và minh bạch hơn trong cơ chế xét thưởng để nâng cao sự hài lịng của các cán bộ, cơng chức cấp xã trong công việc.

Hiện nay, quy định thang bảng lương của cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở nên đều được áp dụng như công chức cấp thành phố, tỉnh. Song, do mới được áp dụng từ nên hệ số lương của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn rất thấp.

Thành phố Sông Công đã thực hiện đồng bộ và thường xuyên đổi mới các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ, tương xứng với mặt bằng chung của cả đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)