Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước bao gồm hàng loạt nhóm các nhân tố như: hoàn cảnh lịch sử ra đời của công chức; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định; mối quan hệ, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực của nước nhà đối với thế giới và khu vực; đường lối kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng cán bộ, công chức của giai cấp nắm quyền lực nhà nước; trình độ văn hoá, sức khoẻ chung của dân cư, của thị trường lao động; sự phát triển của nền giáo dục quốc gia, của sự nghiệp y tế trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng ...

a.Yếu tố về thể chế:

Thể chế bao gồm các luật lệ, quy tắc xã hội được lập ra để quy định, ràng buộc các mối quan hệ trong xã hội, tác động đến tư duy và hành động của con người trong xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thể chế ở đây được nêu nên các quy định về hệ thống luật pháp của Nhà nước và cũng như các quy định, quy chế, phong tục, tập quán của địa phương... là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động, chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã ở địa phương.

Thực tiễn cho thấy trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật của nước ta đã từng bước hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, có tính ổn định và thống nhất hơn, các mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm được phân định rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương áp dụng, thực hiện. Bên cạnh đó, việc phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp có ý nghĩa nhân văn của dân tộc, địa phương đã được quan tâm, duy trì, đồng thời những phong tục lạc hậu dần được xóa bỏ, đã tạo điều kiện để con người và đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có cơ hội được tiếp xúc, sống trong môi trường lành mạnh, có điều kiện phát triển, nâng cao nhận thức, trình

độ, kiến thức hiểu biết về luật pháp, xã hội để phát triển.

b. Yếu tố về môi trường xã hội:

Môi trường xã hội là bộ phận quan trọng có liên quan chặt chẽ đến đời sống của cán bộ, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sự phát triển, cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ sống, công tác ở những môi trường xã hội lành mạnh, trình độ dân trí cao, truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp được phát huy, cộng đồng dân cư đoàn kết, hăng say lao động, phát triển kinh tế - xã hội... có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, đòi hỏi cán bộ phải tự nâng cao trình độ, năng lực để có đủ kiến thức, năng lực giải quyết công việc.

Ngược lại, hiện nay vẫn còn nhiều địa bàn dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo do điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân còn khó khăn, vất vả, nhân dân không có điều kiện để học tập, tiếp cận khoa học, văn hóa. nên trình độ dân trí thấp, kiến thức hiểu biết còn hạn chế, bị ảnh hưởng bởi những hủ tục văn hóa lạc hậu, tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, tác động đến chất lượng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Sống trong môi trường xã hội không lành mạnh, cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng thường xuyên chứng kiến, tiếp xúc với mặt trái của xã hội, những cám dỗ đời thường, nếu họ không có bản lĩnh, kiến thức, công tâm trong công việc sẽ dễ lâm vào tình trạng bằng lòng với chính mình, hoặc nẩy sinh những tiêu cực, sao nhãng công việc, tha hóa, biến chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)