2.1. Tổng quan về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
2.1.4. Đánh giá về những thuận lợi, khó khăn của thành phố Sông Công trong
triển kinh tế - xã hội
2.1.4.1. Những thuận lợi và thời cơ phát triển
Thành phố Sơng Cơng có đầy đủ tiềm năng và các điều kiện thuận lợi để tại lập môi trường hấp dẫn đề thu hút vốn đầu tư đó là:
Thành phố Sơng Cơng có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đơ Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đơng thành phố; là thành phố cơng nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên
với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Thái Ngun và thành phố Sơng Cơng có chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, ann ninh chính trị và trật tự được đảm bảo.
Hệ thống giao thơng ngày càng hồn thiện kết nối giữa Sông Công với các địa phương khác trong tỉnh, cũng như giữa Sông Công với thủ đô Hà Nội.
Những năm qua kinh tế của Thành phố Sơng Cơng có bước phát triển nhanh chóng và tương đối tồn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế tăng trưởng năm 2015 tăng 11% so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng chiếm 76%, tăng 17,2% so với năm 2010; thương mại - dịch vụ chiếm 18,3% tăng 20% so vơi năm 2010; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,7%.
Sông công là địa phương tập trung nguồn nhân lực có trình độ khá cao, năng động và sáng tạo trong làm ăn kinh tế, trong giao lưu bn bán, dịch vụ có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các cơng nghệ hiện đại cũng nưh trình độ quản lý tiên tiến.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung: Thành phố Sơng Cơng hiện nay có 2 khu cơng nghiệp tập trung là khu công nghiệp Sông Công 1 và khu công nghiệp Sông Cơng 2, ngồi ra thành phố còn các cụm công nghiệp khác như: Cụm Công nghiệp Khuynh Thạch, cụm công nghiệp Nguyên Gon, cụm công nghiệp Bá Xuyên. Điều này tạo điều kiện tốt về mặt bằng quỹ đất cho các nhà đầu tư.
2.1.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Trong xu thế tồn cầu hóa, song hành với những cơ hội là những thách thức vơ cùng khó khăn đối với người lao động, đó là khả năng mất việc làm trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các ngân hàng và các hệ thống tài chính, thậm chí cả tồn bộ nền kinh tế có thể bị chèn ép và lâm vào cảnh suy thối vì các luồng vốn nước ngồi tràn vào khống chế chúng...
Kinh tế thành phố Sông Công tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa vững chắc; quy mơ nền kinh tế cịn dưới mức tiềm năng (năm 2013 mới chỉ mới đóng góp được 7,76%
trong tổng GDP tồn tỉnh); Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp sức cạnh tranh cịn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp cịn chậm; Lao động và các điều kiện tự nhiên khác chưa được khai thác tối đa để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Năng suất lao động, giá trị sản xuất nông nghiệp và mức thu nhập ở vùng nông thơn cịn thấp. Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ vào sản xuất cịn hạn chế; đời sống của nhân dân tuy có được cải thiện nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn nhất là những hộ gia đình thuần nơng.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển, đặc biệt là về phát triển mạng lưới giao thơng nội thị cịn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, chưa tương xứng với vai trò chiến lược của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo tuy có tiến bộ nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.