Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 122)

3.3.1. Đối với Chính phủ

Đề nghị Chính phủ cần có chính sách “Đầu ra”để giải quyết số công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao.... như

chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đã thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/TTLT- BNV-BTC ngày 14/4/2016 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế vì thực tế hiện nay số lượng công chức xã thuộc diện này ở thành phố vẫn còn nhưng chưa có cách giải quyết. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2016 của Ban chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ- TTg ngày 10/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.

Bổ sung chỉ tiêu định biên chức danh công chức làm việc tại Văn phòng Đảng ủy cấp xã để nâng cao chất lượng xem xét, giải quyết công việc tại cấp ủy cơ sở.

Tổ chức hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ cấp xã đảm nhiệm các chức vụ thuộc khối đoàn thể, hiện nay tiêu chuẩn các chức vụ phụ thuộc nhiều vào tổ chức đoàn thể, vì vậy có những nội dung chồng chéo, như là tuổi đảm nhiệm chức vụ, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn. Có cơ chế cho việc thực hiện nghỉ việc trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã không đủ điều kiện bố trí công tác.

3.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên

Đề nghị với Tỉnh ủy, HĐND, BND tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Trường chính trị tỉnh mở lớp trung cấp, làm việc với các trường Đại học như: Đại học Nông nghiệp, Học viện hành chính mở các lớp về chuyên ngành chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho công chức cấp xã được học tập nâng cao trình độ, kể cả những công chức xã chưa thuộc diện quy hoạch và tiếp tục ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác các địa phương.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thống nhất một cơ sở đào tạo cán bộ, công chức trong tỉnh. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh và cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức cấp cơ sở; có các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Tỉnh Thái Nguyên cần phải tập trung nguồn lực và kinh phí cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giỏi về chuyên môn, có lối sống lành mạnh, tuân thủ quy định của Nhà nước.

Xây dựng, triển khai khai Đề án thu hút những người có trình độ đại học chính quy, cao học, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học về công tác tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh Thái Nguyên.

Chỉ đạo công tác đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên toàn tỉnh, chú trọng nguyên tác công bằng, hiệu quả. Phân bổ ngân sách đến các thành phố để lãnh đạo thành phố có sự chủ động trong công tác này và cũng tạo thuận lợi cho các cán bộ khi đi học tập.

Hỗ trợ các địa phương khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng định hướng phát triển kinh tế theo ngành nghề phù hợp với điều kiện từng thành phố của tỉnh. Công tác phát triển phải đi đôi với ổn định xã hội và phát triển giáo dục, con người.

Xây dựng chính sách hoàn thiện cho công tác phân bổ cán bộ, công tác bầu cử cán bộ và công tác đánh giá cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh. Có văn bản quy định và hướng dẫn rõ ràng tới từng địa phương để thực hiện triệt để công tác này.

Có cơ chế, chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức cấp xã thuộc thành phố Sông Công trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để phát triển các khu công nghiệp, phát triển các khu đô thị theo định hướng của tỉnh, để Đồng Hỷ là lá cờ đầu trong toàn tỉnh về phát triển công nghiệp.

3.3.3. Đối với UBND thành phố Sông Công

Thành phố Sông Công cần phải có sự chủ động trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đảm bảo các kế hoạch đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. Từ đó tạo được nguồn lực về kinh tế và con người, giúp cho công tác quản lý cũng thuận lợi hơn. Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã phải được thành phố thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Biện pháp luân chuyển cán bộ giữa các khu vực lân cận cũng cần phải chú trọng, để giảm thiểu các tiêu cực trong hoạt động quản lý và

cũng giúp cho các cán bộ có thêm kinh nghiệm thực tế khi làm việc ở môi trường khác nhau.

Trực tiếp thực hiện các chính sách về lương, thưởng và phúc lợi xã hội theo quy định của Nhà nước, đồng thời nên cố gắng tăng mức chi phúc lợi cho cán bộ, công chức trong mức cho phép của ngân sách của thành phố.

Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, xây dựng mới nơi tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa hiện đại đúng với quy định của Chính phủ. Thực hiện tốt công tác bầu cử, bố trí cán bộ, với nguyên tắc dân chủ, chú trọng sự phù hợp của năng lực cán bộ với vị trí được bổ nhiệm. Thường xuyên đánh giá chất lượng công việc sâu sát đến từng cán bộ, công chức của từng xă để có biện pháp thay thế cán bộ khi không đảm bảo được công việc. Đối với việc thi tuyển công chức cấp xã cần chủ động ý kiến chuyên môn của Sở Nội vụ để tổ chức các cuộc thi công chức cấp xã an toàn, công bằng, đạt chất lượng cao, từ đó tuyển dụng được những công chức có trình độ cao, chuyên môn giỏi phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1; Qua đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công ở Chương 2, Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra quan điểm, định hướng cũng như mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn đến năm 2025. Là căn cứ để tác giả, đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công đến năm 2025. Cụ thể như giải pháp xây dựng tiêu chuẩn hóa chức danh; Xây dựng chức danh đạt tiêu chuẩn phù hợp với vị trí việc làm của cán bộ, công chức; Hoàn thiện công tác quản trị đội ngũ công chức cấp xã; Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm tra, giám sát, quản lý đối với đội ngũ công chức cấp xã; Thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, công chức. Thông qua chương 3 và toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã hiện nay của thành phố Sông Công.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cấp từ TW, tỉnh Thái Nguyên đến BND thành phố để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn đến năm 2025.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và nhà nước ta tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước nói chung, của thành phố Sông Công nói riêng đã có bước phát triển về chất lượng. Cán bộ công chức thành phố Sông Công đã có những đóng góp nhất định trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế của địa phương. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo công chức đã đạt được kết quả nhất định. Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, năng lực, trình độ, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó cán bộ công chức còn nhận thức chưa cao về trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức công vụ, công chức do vậy cần phải bổ sung hoàn thiện nhiều mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới của thành phố Sông Công.

Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Sông Công phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cũng như có nhận thức nhạy bén về tư tưởng, chính trị, sự rèn luyện không ngừng về đạo đức, lối sống thì mới có thể vừa thực hiện tốt công việc, vừa là tấm gương cho người dân trong thành phố phấn đấu noi theo. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý tại địa phương.

Mặc dù đã ý thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại thành phố Sông Công, nhưng thực tế triển khai công việc này đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại. Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố

Sông Công, tỉnh Thái Nguyên luận văn đạt được một số kết quả sau:

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC hành chính nhà nước cấp xã nói riêng.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, từ đó rút ra bài học có thể tham khảo vận dụng cho thành phố Sông Công. 3. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước cấp xã của thành phố Sông Công và công tác tổ chức cán bộ; qua đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

4. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sông Công giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Muốn thực hiện được một cách triệt để các vai trò của mình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Sông Công phải có một kiến thức vững vàng về hoạt động chuyên môn, cũng như có kiến thức về tư tưởng, chính trị, sự rèn luyện không ngừng về đạo đức lối sống thì mới có thể vừa thực hiện tốt công việc, vừa là tấm gương cho người dân trong xã mình phấn đấu, noi theo. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại địa phương.

Mặc dù đã ý thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại thành phố Sông Công, nhưng thực tế triển khai công việc này đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại. Với những nghiên cứu và phân tích trong luận văn này, tác giả đã làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó xây dựng được những giải pháp cụ thể để thành phố Sông Công có thể áp dụng vào thực tế, giúp tăng hiệu quả công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, ngày càng tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đây chính là kết quả lớn nhất mà luận văn này mong muốn được mang lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo Phòng Nội vụ thành phố Sông Công về kết quả công tác nâng cao chất

lượng cán bộ, công chức cấp xã. Các năm từ 2014- 2017.

2.Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý tại thành phố Sông

Công. Các năm 2014- 2017.

3.Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu khoa học Tổ chức Nhà nước (2015), Báo cáo tổng hợp

kết quả thực hiện dự án điều tra thực trạng cán bộ chuyên trách cơ sở, Hà Nội.

4.Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị đinh 92, Hà Nội.

5.Bộ Nội vụ (2017), Các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, biên chế và chính

quyền địa phương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6.Chi cuc Thống kê thành phố Sông Công, niên giám thông kê năm 2014, 2015, 2016,

2017.

7.Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế

độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

8.Chính Phủ (2011), Nghị đinh số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã phường thị trấn.

Hà Nội

9.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10.Thành ủy Sông Công , Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần

thứ XXIV

11.Bùi Đức Kháng (chủ nhiệm) (2010), Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu hội nhập, Đề tài khoa học cấp bộ, TP Hồ Chí Minh.

và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở

Việt Nam hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

14. Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo sơ kết Quyết định số 1956/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2022.

15. Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công

chức cấp xã nhiệm kỳ 2010-2016 và dự kiến số lượng, chất lượng nhiệm kỳ 2016-2022.

16. Đoàn Văn Tình (2015), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,

góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh. NXB Đại học Nội vụ Hà Nội. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Mẫu số 01 PHIẾU ĐIỀU TRA

Chất lượng cán bộ công chức cấp xã

(Đối tượng: cán bộ xã)

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”, nhằm mục đích nâng cao chất lượng CBCC cấp xã nơi đồng chí đang sinh sống trong tình hình hiện nay. Rất mong sự nhiệt tình hợp tác.

(Tất cả số liệu điều tra, ý kiến trả lời của đồng chí nhằm phục vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 122)