Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

Bảng 2 : Số lượng công chức của các xã được chọn khảo sát

Bảng 2.10 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã năm 2017

Trình độ chun mơn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 0 0

Sơ cấp 12 5,77 Trung cấp 20 9,62 Cao đẳng 35 16,83 Đại học 126 60,58 Thạc sỹ 15 7,21 Tổng cộng 208 100

Hình 2.3. Cơ cấu về trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017 Như vậy, qua việc phân tích đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công cho thấy số lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung là cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ đại học. Số lượng cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ sơ cấp và thạc sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Đặc biệt số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo hoặc trình độ chun mơn dưới trung cấp thì càng cần phải có biện pháp kiên quyết. Số liệu trên cho thấy thành phố Sông Công đã chú trọng đến năng lực của cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, việc đào tạo cịn mang tính hình thức, chưa thực sự thiết thực. Vì vậy, cơng tác đào tạo cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng đào tạo, cần kiểm tra, đánh giá cụ thể sau mỗi đợt đào tạo. c. Về trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của cấp cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn địi hỏi mỗi CBCC phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công được đánh giá trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.11: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017

Trình độ lý luận chính trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 50 24,04

Sơ cấp 40 19,23

Trung cấp 114 54,81

Cao cấp 4 1,92

Cử nhân 0 -

Tổng cộng 208 100

(Nguồn: Phịng Nội vụ UBND thành phố Sơng Công)

Số liệu khảo sát của tác giả cho thấy số lượng CBCC cấp xã có trình độ lý luận cao cấp chính trị rất thấp; tỷ lệ CBCC chưa qua đào tạo hoặc sơ cấp còn khá cao. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Số liệu trong bảng 2.8, cho thấy trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã được chia thành 4 nhóm: chưa qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Trong đó, trình độ cán bộ chưa qua đào tạo vẫn còn cao là 24,04% tương ứng với 50 người. Số cán bộ có trình độ sơ cấp là 40 người chiếm 19,23%, trung cấp 114 người chiếm 54,81%, trình độ cao cấp chỉ có 04 người chiếm 1,92%

Qua đây, cho thấy tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công chưa được qua đào tạo về lý luận chính trị vẫn cịn rất nhiều. Cần có biện pháp tổ chức cơng tác nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công .

d. Trình độ quản lý nhà nước

Qua bảng số liệu này có thể nhận xét rằng: trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn rất thấp. Số lượng cán bộ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao 70,19% trong tổng số cán bộ công chức cấp xã, tương ứng với 141 người chưa được đào tạo qua trình độ quản lý nhà nước.

Bảng 2.12: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã năm 2017 Chức danh Tổng Trình độ quản lý nhà nước Chưa qua đào tạo Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên

cao cấp Đại học trở lên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ cấp xã 113 61 53,98 47 46,02 5 4,42 0 0 0 0 Công chức cấp xã 95 80 84,21 15 15,79 0 - 0 0 0 0 Tổng 208 141 67,79 62 32,21 5 2,40 0 0 0 0

(Nguồn: Phịng Nội vụ thành phố Sơng Cơng)

Cán bộ công chức cấp xã là chuyên viên chiếm tỷ lệ 32,21% tương ứng với 62 người. Tỷ lệ cán bộ, cơng chức cấp xã là chun viên chính khá nhỏ 2,4% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã, chun viên cao cấp và có trình độ đại học trở lên.

Qua việc đánh giá trên cho thấy trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn cịn rất thấp. Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa tới trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã thành phố Sông Công để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ cấp xã.

e. Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Ngoại ngữ và tin học có vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đối với tất cả các quốc gia nói chung và của cán bộ cơng chức cấp xã nói riêng. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học đang là mục tiêu hết sức được đầu tư chú trọng cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện mục tiêu này, công tác đầu tiên thành phố Sơng Cơng chuẩn bị đó chính là nâng cao trình độ và năng lực về ngoại ngữ và tin học cho cán bộ công chức cấp xã. Họ cần phải nắm vững các công cụ hỗ trợ, và 2 công cụ cần thiết nhất chính là ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh và tin học. Một khi đã nắm vững 2 công cụ này, cộng với năng lực chun mơn, họ có thể hội nhập một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cơng việc cao. Họ có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, giải quyết cơng việc nhanh chóng hơn. Khơng những vậy, cùng với xu thế hội nhập và phát triển tin học và ngoại ngữ còn là tiêu chuẩn để các nhà tuyển dụng đặt ra.

Bảng 2.13: Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, cơng chức xã năm 2017

Trình độ Tổng số CB CC (người) Số lượng CB CC (người) Tỷ lệ (%) Chứng chỉ ngoại ngữ (A,B) 208 121 58,17 Chứng chỉ tin học (A,B) 208 135 64,9

(Nguồn Phòng Nội vụ thành phố Sông Công)

Với số liệu trên thì có thể thấy, tỷ lệ CB, CC cấp xã có trình độ ngoại ngữ là 58,17%, hầu hết những CB, CC có chứng chỉ ngoại ngữ là những người có trình độ ĐH. Có 64,9% CBCC xã được trang bị kiến thức về tin học, đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học phục vụ cơng tác chuyên môn, chủ yếu tập trung ở các chức danh cán bộ chuyên trách

và một số công chức lớn tuổi. Vậy số còn lại là 41,83% là tỷ lệ CB, CC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, 35,1% là tỷ lệ CBCC xã chưa được trang bị kiến thức về tin học, đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học. Đây là một lỗ hổng lớn trong kỹ năng vận hành công việc của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn ở cơ sở nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

2.2.2.3. Tâm lực

a. Theo phẩm chất đạo đức lối sống

Mọi cán bộ cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt đều là nhân tố quan trọng có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị cũng như trong cơng việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là nền tảng của người cách mạng, của CB, ĐV, cũng như gốc của cây, nguồn của sông. Phẩm chất đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của CBCC và hiệu quả của địa phương. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được thê hiện rất rõ nét trong văn hóa ứng xử. Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước bao gồm thái độ đối với Tổ quốc, với nhân dân, với xã hội, với công việc, với bạn bè, với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới. Nó thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, công tâm, tận tụy với dân; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác; trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là một trong những lực lượng nịng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, cơng tâm với cơng việc, tận tụy với người dân. Có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người cán bộ cần phải trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ công chức cấp xã thành phố Sông Công được đánh giá qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.14: Chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã thông qua phẩm chất đạo đức, lối sống

TT Chức danh

Tổng số phiếu điều tra của người dân

địa phương Phẩm chất đạo đức, lối sống Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 CB khối Đảng 100 40 33 27 0 0 2 CB khối Nhà nước 100 34 41 25 0 0 3 CB khối Đoàn thể 100 30 28 37 3 0 4 CC chuyên môn 100 26 26 35 9 4 Tổng 130 128 124 12 4

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thứ nhất, đối với đội ngũ CB khối Đảng.

Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ khối Đảng được đánh giá khá cao. Số phiếu lựa chọn phương án Rất tốt là 40 phiếu tương ứng 40%, số phiếu lựa chọn phương án Tốt là 33 phiếu và Khá là 27 phiếu. Khơng có phiếu nào lựa chọn phương án trung bình và yếu. Có thể nói, các cán bộ khối Đảng của thành phố Sông Công đều được đánh giá rất cao về phẩm chất đạo đức lối sống. Họ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có ý thức thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; chấp hành nghiêm các quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định của Đảng về trách nhiệm của đảng viên phải tham gia sinh hoạt ở khu dân cư; phát huy tốt truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang của dân tộc, các thế hệ cha, anh đi trước; không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, chống lại những biểu hiện của âm mưu thủ đoạn “diễn biến hịa bình”của các thế lực thù địch; có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, tin học...

Thứ hai, đối với CB khối Nhà nước

Bảng số liệu trên cho thấy phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ khối Nhà nước được đánh giá thấp hơn cán bộ khối Đảng nhưng kết quả chung vẫn ở mức khá cao. Số người lựa chọn phương án Rất tốt chiếm tỷ lệ là 34 phiếu tương ứng với 34%, số người lựa chọn phương án Tốt là 41 phiếu tương ứng là 41%, số người lựa chọn phương án Khá là 25 phiếu tương ứng 25%. Khơng có người lựa chọn phương án Trung bình và Yếu. Đa số cán bộ khối nhà nước của thành phố tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở làng, xã, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng tận tuỵ phục vụ nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Thứ ba, đối với CB khối đồn thể.

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy số người lựa chọn phương án Rất tốt là 30 phiếu, số người lựa chọn phương án Tốt là 28 phiếu, số người lựa chọn phương án Khá là 37 phiếu và có 3 người lựa chọn phương án trung bình, chỉ chiếm 3%, khơng có người nào lựa chọn phương án Yếu. Kết quả trên cho thấy phẩm chất, lối sống của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể được đánh giá là khá cao.

Thứ tư, đối với công chức chuyên môn

Kết quả của quá trình thu thập số liệu cho thấy phẩm chất đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ công chức khối chuyên môn được đánh giá thấp hơn các khối cán bộ Đảng, nhà nước, đồn thể, thậm chí cịn có 13 phiếu chọn phương án Trung bình và Yếu, chiếm tỷ lệ 13%. Số lượng người lựa chọn phương án trung bình và yếu vẫn cịn tồn tại. Qua tìm hiểu thực tế thì thấy một số cơng chức cấp xã vẫn cịn có thái độ ứng xử chưa tốt với người dân, chưa có thái độ nhiệt tình phục vụ người dân. Các cơng chức cấp xã nhiều khi vẫn còn sách nhiễu và phiền hà cho nhân dân, gây mất lòng tin của người dân vào các cán bộ công chức cấp xã.

Qua việc phân tích đánh giá phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, phẩm chất đạo đức, lối sống của một số công chức chuyên môn vẫn chưa được đánh giá cao. Cần quan tâm đặc biệt hơn nữa phẩm chất đạo đức lối sống của đội ngũ công chức cấp xã.

b. Kỹ năng giải quyết các công việc

Kỹ năng giải quyết công việc là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong cơng việc, nó là một chuỗi những vấn đề địi hỏi mỗi cán bộ cơng chức cấp xã phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng khơng có một cơng thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là họ phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết cơng việc của mình một cách có hiệu quả nhất. Để dễ dàng và thuận tiện cho việc đánh giá, tác giả đã chia cán bộ cấp xã theo các chức danh khác nhau bao gồm: CB khối Đảng, CB khối Nhà nước, CB khối đồn thể, Cơng chức chun môn như bảng dưới đây.

Bảng 2.15: Chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã thông qua kỹ năng giải quyết các công việc

TT Chức danh

Tổng số phiếu điều tra của người dân

địa phương

Kỹ năng giải quyết các công việc Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 CB khối Đảng 100 33 20 18 12 17 2 CB khối Nhà nước 100 30 23 20 10 17 3 CB khối Đoàn thể 100 16 17 38 11 18 4 CC chuyên môn 100 15 19 33 14 19 Tổng 94 79 109 47 71

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thứ nhất, đối với CB khối Đảng.

Qua bảng số liệu cho thấy kỹ năng giải quyết các công việc của cán bộ khối Đảng chưa đạt được sự đánh giá cao của người dân tại các xã trong khu vực.

Số lượng phiếu lựa chọn phương án Rất tốt là 33 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 33%. Số lượng phiếu chọn phương án Tốt là 20 phiếu tương ứng với 20%, Khá đạt 18%. Thấp

nhất là phương án Trung bình với 12 phiếu tương ứng 12%. Do đó, cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo kỹ năng giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ khối Đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)