Quan điểm, định hướng, mục tiêu và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)

lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quan điểm

Theo nghị quyết Đại hội XII của Đảng về xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC nói riêng: “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi nhiệm những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.

Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Sông Công phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải thông qua hoạt động thực tiễn đề đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ là thước đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đâu các tổ chức chính trị về cơng tác cán bộ.

- Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Sông Công xây dựng và nâng cao chât lượng đội ngũ CBCC cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển KT - XH của thành phố Sông Công và của tỉnh Thái Nguyên; căn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường để xây dựng và nâng cao chât lượng đội ngũ CBCC cấp xã phù hợp. Hiệu quả về mặt KT - XH là tiêu chuẩn, thước đo quan trọng để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trong từng thời kỳ.

- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH- HĐH và hội nhập

quốc tê; có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học.

- Cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; trực tiếp lo giải quyết công ăn, việc làm, đời sống của nhân dân; trực tiếp giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ nhân dân và mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước. Cấp xã ổn định thì thành phố, tỉnh, Trung ương ổn định. Cấp xã mạnh thì thành phố, tỉnh, Trung ương mạnh.

- Ý thức được vai trị của cán bộ cơng chức cấp xã trong việc quản lý và phát triển của địa phương, Thành phố Sông Công đã không ngừng tập trung các nguồn lực, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó chú trọng phát triển đồng đều tại tất cả các xã và đầy đủ các kiến thức từ chuyên mơn đến lý luận chính trị. Đây được xem là một trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ trong toàn tỉnh.

- Việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã chúng ta cần phải được xem xét trên cả ba phương diện: Pháp lý, kết quả thực thi nhiệm vụ được giao và mức độ hài lịng của cơng dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, có thể nêu lên 03 tiêu chí sau: + Thứ nhất, Số lượng, các tiêu chuẩn của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã: Số lượng, cơ cấu của cán bộ, cơng chức; các tiêu chuẩn quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Ngồi ra pháp luật còn quy định các tiêu chuẩn về bồi dưỡng một số kiến thức, kỹ năng, để giúp cho cán bộ, công chức làm việc một cách có hiệu quả và nếu như thiếu các kiến thức, kỹ năng này thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã.

+ Thứ hai, Đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ được giao: Kết quả thực thi nhiệm vụ là khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi cán bộ, cơng chức, nó quyết định sức mạnh để có thể hồn thành cơng việc với mục đích cuối cùng là chất lượng và hiệu quả.

+ Thứ ba, Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với cán bộ, cơng chức cấp xã: Mức độ hài lịng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cán bô, công chức cấp

xã, nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính cơng của các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạo ra. Như vậy, để có thể xây dựng hồn chỉnh được đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo hướng công chức nhà nước như trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và những tình huống thường gặp trong cơng tác cán bộ.

3.1.2. Định hướng

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều tính tốn tới hiệu quả kinh tế - xã hội, cũng như chi phí và lợi ích của hoạt động cung cấp dịch vụ công. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Sông Công được các cán bộ, công chức cấp xã thực hiện cải cách tổng thể hành chính nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giao dịch hành chính và hoạt động cơng vụ, tăng tốc độ giải quyết công việc theo hướng nhanh chóng, đơn giản, tạo điều kiện tối đa cho các bên thực hiện một cách thuận lợi, phát huy dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân, hình thành nên mơi trường hành chính văn minh, thân thiện với bộ máy chính quy, chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân. Vì vậy, để thực hiện tốt cải cách hành chính các nội dung trên, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Sông Công định hướng như sau:

- Căn cứ vào thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trong từng giai đoạn để có những giải pháp phù hợp; việc cải cách phải được thực hiện một cách bài bản, vừa thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố bên trong (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC cấp xã,...), đồng thời phải phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố bên ngồi (mơi trường cơng tác, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội,.).

- Việc xây dựng chiến lược, chính sách đối với nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã phải dựa vào sự kế thừa và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. - Thường xuyên bổ sung, sửa đổi, xây dựng cụ thể hoá các tiêu chuẩn về tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và thuyên chuyển CBCC cấp xã nhằm lựa chọn được những

người có đủ đức, đủ tài trong số sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang về công tác của cơ quan BND thành phố Sông Công để phục vụ nhân dân và xã hội.

- Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã; căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn từng chức danh công việc để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã phù hợp với cơ cấu ngành, nghề đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, các ngành chủ động trong việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với địa phương, đơn vị.

- Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá CBCC cấp xã; đảm bảo việc đánh giá phải cơng khai, khách quan, tồn diện và cơng tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực đội ngũ CBCC cấp xã.

3.1.3. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của thành phố Sông Công nhằm đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm mục tiêu xây dựng một nền công vụ năng động, trách nhiệm, thực tài, văn hóa, chuyên nghiệp và hiện đại với đội ngũ CBCC cấp xã chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

b. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của thành phố Sơng Cơng chính là sự đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiên đấu của Đảng đối với đội ngũ CBCC theo hướng cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Phấn đấu đến năm 2025, đối với đội ngũ CBCC chuyên môn thuộc BND thành phố Sông Công Thái Ngun 95% có trình độ đại học trở lên; 90% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% có trình độ ngoại ngữ, tin học và được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

- Tổ chức sắp xếp lại vị trí việc làm và đề xuất sắp xếp lại tổ chức bộ máy của cơ quan UBND thành phố Sơng Cơng.

- Hồn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. - Hàng năm, cử đội ngũ CBCC cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.

- Công tác cán bộ của thành phố Sơng Cơng cần có sự đổi mới, đột phá mạnh mẽ và những việc làm quyết liệt, hiệu quả; nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đây đủ những yếu tố và cơ chế tác động tới đội ngũ CBCC;

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, của cơ quan UBND thành phố Sông Công dựa trên Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tinh giản bộ máy, biên chế” của các cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt; xây dựng được quy định về vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, nâng cao năng lực cán bộ, chât lượng hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)