Trình độ học vấn của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

Bảng 2 : Số lượng công chức của các xã được chọn khảo sát

Bảng 2.9 Trình độ học vấn của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tiểu học 0 0

Trung học cơ sở 2 0,96

Phổ thông trung học 206 99,04

Tổng 208 100

Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn của CBCC cấp xã thành phố Sông Công đến năm 2017 cơ bản đạt mức chuẩn theo quy định là tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 99,04%, xét trong tương quan với đội ngũ CBCC cấp xã của thành phố Sơng Cơng nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi ở nhiều nơi trong cả nước cịn rất nhiều CBCC cấp xã có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí có nơi cán bộ khơng biết chữ. Cịn lại 1% cán bộ trình độ trung học cơ sở, họ là những cán bộ chuyên trách công tác tại BMTTQ và các đồn thể chính trị, là những người trưởng thành từ trong chiến tranh cách mạng, họ có ít điều kiện học tập cơ bản, hệ thống, nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức được đúc kết từ thực tiễn rất phong phú. Tuy trình độ học vấn chưa đạt chuẩn, thế nhưng họ là những người có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức trên một số lĩnh vực cơng tác.

Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ.

Do vậy, nếu CBCC xã chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là phổ thơng trung học sẽ gặp nhiều khó khăn khi có những diễn biến đột xuất, bất ngờ, phức tạp trên địa bàn. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và trong nước đang có sự biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn xã thường xuyên phải giải quyết các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an tồn xã hội... có nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp địi hỏi người CBCC phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội khơng chỉ cịn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.

b. Về trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công được phân theo 5 cấp là: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và trình độ khác như bảng 2.8.

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: trên địa bàn thành phố Sơng Cơng , số cán bộ đạt trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 60,58% tương ứng 126 cán bộ, sau đó là trình độ cao đẳng với 35 cán bộ chiếm 16,83%, trình độ trung cấp chiếm 9,62% tương ứng 20 cán bộ, thấp nhất là trình độ thạc sỹ chỉ có 15 cán bộ với 7,21%, khơng có cán bộ chưa qua đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)