Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 88)

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phướng

2.2.2.1. Thể lực

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là đội ngũ thường tiếp xúc với dân, với nhiều đối tượng khác nhau. Việc đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công chức cấp xã là điều rất cần thiết để cán bộ công chức cấp xã yên tâm công tác, phục vụ nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.

Hàng năm, cán bộ cơng chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công được tiến hành khám sức khỏe định kì 1 lần/ năm.

Bảng 2.7: Tình trạng sức khỏe, thể lực qua các năm từ 2015-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

I Tổng số CBCC cấp

xã người 227 100 224 100 208 100

II Tình trạng Sức khỏe

1 Loại I (Rất khỏe) người 62 27,31 66 29,46 64 30,77

2 Loại II (Khỏe) người 114 50,22 118 52,68 109 52,40

3 Loại III (BT) người 47 20,70 35 15,63 31 14,90

4 Loại IV (Yếu) người 4 1,76 5 2,23 4 1,92

III Tình trạng thể lực

1 Chiều cao TB m

Nam m 1,6 1,64 1,65

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

2 Cân nặng TB

Nam kg 60,1 62,5 62,7

Nữ kg 45.3 46,1 46,5

(Nguồn: Phịng Nội vụ thành phố Sơng Cơng)

Qua bảng 2.7, ta thấy rằng sức khỏe, thể lực của cán bộ công chức cấp xã ngày càng tốt lên, tỷ lệ sức khỏe loại I tăng lên qua các năm 2015-2017 (từ 27,31% lên đến 30,77%), đồng thời tỷ lệ sức khỏe lại III cũng giảm từ 20,7% năm 2015 xuống còn 14,9% năm 2017. Điều này cho thấy, cán bộ công chức cấp xã đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đồng thời trong những năm qua, cán bộ công chức cấp xã thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ nhằm tạo môi trường lành mạnh, nâng cao tinh thần, thể lực cho cán bộ viên chức trên địa bàn thành phố.

Đánh giá mức độ phù hợp về sức khỏe và thể lực căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế.

Bảng 2.8: Mức độ phù hợp về sức khỏe, thể lực

Yêu cầu Tỷ lệ thực tế Tỷ lệ chuẩn Đánh giá

Sức khỏe 98,28% đạt từ loại III trở lên 100% đạt từ loại III trở lên Thấp hơn tỷ

lệ chuẩn Thể lực Nam Nữ Nam Nữ Chiều cao (Nam, nữ) 1m 65 1m 56 1m54- trên 1m603 1m47- trên 1m55 Vượt tỷ lệ chuẩn Cân nặng (Nam, nữ) 62,7kg 46,5kg 45kg - trên 50kg 40kg- trên 45kg Vượt tỷ lệ chuẩn

Qua bảng đánh giá trên ta thấy, sức khỏe của cán bộ công chức cấp xã chiếm 98,28% thấp hơn tỷ lệ chuẩn, vẫn cịn 4 cán bộ cơng chức cấp xã (tương đương 1,92%) do mắc bệnh: huyết áp, xương khớp, nan y.

Chiều cao, cân nặng của cán bộ công chức cấp xã năm 2017 vượt so với tiêu chuẩn như tại Bảng 2.7. cán bộ cơng chức cấp xã có thể lực như trên là do:

- Số lượng lao động trẻ ngày càng tăng lên, đây là lực lượng lao động có sức khỏe tốt, thể lực tốt.

- Mức độ quan tâm của cán bộ công chức cấp xã

+ Khâu tiếp nhận hồ sơ của cán bộ tham gia dự tuyển bắt buộc phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau khi được tuyển dụng, tổ chức cấp xã tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên trúng tuyển.

+ Đơn vị thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa thể thao, cũng như quan tâm đến đảm bảo sức khỏe cho cán bộ cơng chức cấp xã.

2.2.2.2. Trí lực

a. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là nền móng, là cơ sở để CBCC nhận thức và triển khai những nội dung văn bản mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời là điều kiện hiểu biết tốt hơn để thực thi công việc quản lý tại cơ sở.

Bảng 2.9: Trình độ học vấn của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tiểu học 0 0

Trung học cơ sở 2 0,96

Phổ thông trung học 206 99,04

Tổng 208 100

Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn của CBCC cấp xã thành phố Sông Công đến năm 2017 cơ bản đạt mức chuẩn theo quy định là tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 99,04%, xét trong tương quan với đội ngũ CBCC cấp xã của thành phố Sơng Cơng nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi ở nhiều nơi trong cả nước cịn rất nhiều CBCC cấp xã có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí có nơi cán bộ khơng biết chữ. Cịn lại 1% cán bộ trình độ trung học cơ sở, họ là những cán bộ chuyên trách cơng tác tại BMTTQ và các đồn thể chính trị, là những người trưởng thành từ trong chiến tranh cách mạng, họ có ít điều kiện học tập cơ bản, hệ thống, nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức được đúc kết từ thực tiễn rất phong phú. Tuy trình độ học vấn chưa đạt chuẩn, thế nhưng họ là những người có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức trên một số lĩnh vực công tác.

Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ.

Do vậy, nếu CBCC xã chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là phổ thơng trung học sẽ gặp nhiều khó khăn khi có những diễn biến đột xuất, bất ngờ, phức tạp trên địa bàn. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và trong nước đang có sự biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn xã thường xuyên phải giải quyết các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an tồn xã hội... có nhiều u cầu mới đa dạng và phức tạp địi hỏi người CBCC phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội khơng chỉ cịn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.

b. Về trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công được phân theo 5 cấp là: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và trình độ khác như bảng 2.8.

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: trên địa bàn thành phố Sông Công , số cán bộ đạt trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 60,58% tương ứng 126 cán bộ, sau đó là trình độ cao đẳng với 35 cán bộ chiếm 16,83%, trình độ trung cấp chiếm 9,62% tương ứng 20 cán bộ, thấp nhất là trình độ thạc sỹ chỉ có 15 cán bộ với 7,21%, khơng có cán bộ chưa qua đào tạo.

Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã năm 2017

Trình độ chun mơn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 0 0

Sơ cấp 12 5,77 Trung cấp 20 9,62 Cao đẳng 35 16,83 Đại học 126 60,58 Thạc sỹ 15 7,21 Tổng cộng 208 100

Hình 2.3. Cơ cấu về trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức cấp xã năm 2017 Như vậy, qua việc phân tích đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công cho thấy số lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung là cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ đại học. Số lượng cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ sơ cấp và thạc sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Đặc biệt số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo hoặc trình độ chun mơn dưới trung cấp thì càng cần phải có biện pháp kiên quyết. Số liệu trên cho thấy thành phố Sông Công đã chú trọng đến năng lực của cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, việc đào tạo cịn mang tính hình thức, chưa thực sự thiết thực. Vì vậy, cơng tác đào tạo cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng đào tạo, cần kiểm tra, đánh giá cụ thể sau mỗi đợt đào tạo. c. Về trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của cấp cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi CBCC phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công được đánh giá trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.11: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã năm 2017

Trình độ lý luận chính trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 50 24,04

Sơ cấp 40 19,23

Trung cấp 114 54,81

Cao cấp 4 1,92

Cử nhân 0 -

Tổng cộng 208 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ UBND thành phố Sông Công)

Số liệu khảo sát của tác giả cho thấy số lượng CBCC cấp xã có trình độ lý luận cao cấp chính trị rất thấp; tỷ lệ CBCC chưa qua đào tạo hoặc sơ cấp còn khá cao. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Số liệu trong bảng 2.8, cho thấy trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã được chia thành 4 nhóm: chưa qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Trong đó, trình độ cán bộ chưa qua đào tạo vẫn còn cao là 24,04% tương ứng với 50 người. Số cán bộ có trình độ sơ cấp là 40 người chiếm 19,23%, trung cấp 114 người chiếm 54,81%, trình độ cao cấp chỉ có 04 người chiếm 1,92%

Qua đây, cho thấy tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Công chưa được qua đào tạo về lý luận chính trị vẫn cịn rất nhiều. Cần có biện pháp tổ chức cơng tác nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Sông Cơng .

d. Trình độ quản lý nhà nước

Qua bảng số liệu này có thể nhận xét rằng: trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn rất thấp. Số lượng cán bộ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao 70,19% trong tổng số cán bộ công chức cấp xã, tương ứng với 141 người chưa được đào tạo qua trình độ quản lý nhà nước.

Bảng 2.12: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã năm 2017 Chức danh Tổng Trình độ quản lý nhà nước Chưa qua đào tạo Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên

cao cấp Đại học trở lên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ cấp xã 113 61 53,98 47 46,02 5 4,42 0 0 0 0 Công chức cấp xã 95 80 84,21 15 15,79 0 - 0 0 0 0 Tổng 208 141 67,79 62 32,21 5 2,40 0 0 0 0

(Nguồn: Phịng Nội vụ thành phố Sơng Cơng)

Cán bộ công chức cấp xã là chuyên viên chiếm tỷ lệ 32,21% tương ứng với 62 người. Tỷ lệ cán bộ, cơng chức cấp xã là chun viên chính khá nhỏ 2,4% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã, chun viên cao cấp và có trình độ đại học trở lên.

Qua việc đánh giá trên cho thấy trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn cịn rất thấp. Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa tới trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã thành phố Sông Công để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ cấp xã.

e. Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Ngoại ngữ và tin học có vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đối với tất cả các quốc gia nói chung và của cán bộ cơng chức cấp xã nói riêng. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học đang là mục tiêu hết sức được đầu tư chú trọng cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện mục tiêu này, công tác đầu tiên thành phố Sơng Cơng chuẩn bị đó chính là nâng cao trình độ và năng lực về ngoại ngữ và tin học cho cán bộ công chức cấp xã. Họ cần phải nắm vững các công cụ hỗ trợ, và 2 cơng cụ cần thiết nhất chính là ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh và tin học. Một khi đã nắm vững 2 công cụ này, cộng với năng lực chun mơn, họ có thể hội nhập một cách dễ dàng và đạt hiệu quả công việc cao. Họ có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, giải quyết cơng việc nhanh chóng hơn. Khơng những vậy, cùng với xu thế hội nhập và phát triển tin học và ngoại ngữ còn là tiêu chuẩn để các nhà tuyển dụng đặt ra.

Bảng 2.13: Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức xã năm 2017

Trình độ Tổng số CB CC (người) Số lượng CB CC (người) Tỷ lệ (%) Chứng chỉ ngoại ngữ (A,B) 208 121 58,17 Chứng chỉ tin học (A,B) 208 135 64,9

(Nguồn Phịng Nội vụ thành phố Sơng Cơng)

Với số liệu trên thì có thể thấy, tỷ lệ CB, CC cấp xã có trình độ ngoại ngữ là 58,17%, hầu hết những CB, CC có chứng chỉ ngoại ngữ là những người có trình độ ĐH. Có 64,9% CBCC xã được trang bị kiến thức về tin học, đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học phục vụ công tác chuyên môn, chủ yếu tập trung ở các chức danh cán bộ chuyên trách

và một số công chức lớn tuổi. Vậy số còn lại là 41,83% là tỷ lệ CB, CC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, 35,1% là tỷ lệ CBCC xã chưa được trang bị kiến thức về tin học, đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học. Đây là một lỗ hổng lớn trong kỹ năng vận hành công việc của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn ở cơ sở nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

2.2.2.3. Tâm lực

a. Theo phẩm chất đạo đức lối sống

Mọi cán bộ cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt đều là nhân tố quan trọng có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị cũng như trong cơng việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là nền tảng của người cách mạng, của CB, ĐV, cũng như gốc của cây, nguồn của sông. Phẩm chất đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của CBCC và hiệu quả của địa phương. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được thê hiện rất rõ nét trong văn hóa ứng xử. Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước bao gồm thái độ đối với Tổ quốc, với nhân dân, với xã hội, với công việc, với bạn bè, với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới. Nó thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 88)