Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

Bảng 2 : Số lượng công chức của các xã được chọn khảo sát

Bảng 2.4 Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính

Chức danh

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1.Cán bộ cấp xã 54 39 46 39 39 40 41 40

2.Công chức cấp xã 97 42 99 43 100 45 81 46

Tổng theo giới 151 81 145 82 139 85 122 86

Tổng số 232 227 224 208

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công)

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu tập trung là nam giới, số cán bộ, công chức nữ có tăng lên theo hàng năm nhưng không nhiều.

Hình 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính tại thành phố Sông Công Năm 2014, trong tổng số cán bộ công chức là 232 người thì có 151 là nam, 81 nữ, số cán bộ cấp xã nữ chỉ có 39 người ít hơn công chức cấp xã 15 người, đến năm 2015 thì cán bộ nam là 145 nam, 82 nữ, đến là năm 2017 số cán bộ nam 122 người, nữ là 86 người, đối với nam thì số công chức cấp xã là 81 người nhiều hơn cán bộ nữ 35 người. Như vậy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Nguyên nhân chính do đặc thù của cấp xã, cơ bản nguồn cán bộ công chức đều phát triển từ cơ sở, qua các vị trí trưởng thành dần, vì vậy nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường phải tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc, ở cấp xã nữ giới chủ yếu được bố trí vào chức danh Chủ tịch Hội Phụ nữ và Văn phòng - Thống kê.

Vấn đề này cũng là thực trạng chung của cả nước ta, ngoài ra vẫn còn định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, một cách chủ động và có kế hoạch.

Đặc biệt là cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác xã hội. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ được nghĩ là nên chăm lo công việc gia đình.

2.2.1.3. Cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo độ tuổi

Về xu thế chung trong tương lai, đội ngũ công chức trẻ càng có điều kiện tiếp cận tri thức mới, được đào tạo bài bản hơn phục vụ công tác quản lý nhà nước thời kỳ mở cửa hội nhập. Việc già hóa công chức sẽ làm giảm đi tính năng động của cơ quan hành chính, không phù hợp với chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của chương trình cải cách hành chính. Vì vậy, trong tương lai xây dựng quy hoạch công chức cấp xã của thành phố Sông Công cần quan tâm đến yêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)