Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm tra, giám sát, quản lý đối với đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 115)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thành phốSông Công,

3.2.2.Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm tra, giám sát, quản lý đối với đội ngũ

tốt sẽ tuyển được những người thật sự có năng lực.

d. Công tác luân chuyển công chức cấp xã

Bên cạnh đó, cấp uỷ cấp thành phố cần chú ý công tác luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, nó rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Thực hiện luân chuyển những cán bộ trẻ, nữ là cấp trưởng, phó phòng, công chức trẻ có năng lực và khả năng, triển vọng phát triển và đã đạt chuẩn trình độ, hiện đang công tác tại các phòng, ban, ngành cấp thành phố về giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch BND, Phó Chủ tịch BND các xã, thị trấn để đào tạo về kiến thức thực tiễn, làm nguồn cán bộ cấp thành phố, cấp xã.

Thực hiện luân chuyển, bố trí giới thiệu các Phó chủ tịch HĐND, BND, trưởng các đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ chuyên môn (đã đạt chuẩn trình độ mọi mặt) của xã này sang ứng cử để bầu làm cán bộ chủ chốt như Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch BND, Phó chủ tịch BND, Chủ tịch HĐND ... của xã khác để đào tạo nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn, tạo nguồn cán bộ chủ chốt lâu dài của cấp xã.

Thực hiện tốt công tác tạo nguồn cán bộ, công chức ở xã bằng việc tuyển chọn cán bộ, công chức xã có trình độ đại học, năng lực công tác, triển vọng phát triển để đào tạo, quy hoạch tạo nguồn cán bộ cấp xã.

3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm tra, giám sát, quản lý đối với đội ngũ công chức cấp xã công chức cấp xã

Để công tác đánh giá cán cán bộ, công chức cấp xã tại thành phố Sông Công đạt hiệu quả cao, khắc phục được những hạn chế hiện nay cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ 6 tháng 1 lần (thay cách cũ đang áp dụng 1 năm 1 lần), tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục; bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Đối với các chức danh HĐND bầu phải nghiêm túc kiểm điểm, rút

kinh nghiệm và bỏ phiếu đánh giá giữa nhiệm kỳ theo Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, Để công tác đánh giá phát huy hiệu quả tốt thì nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ phải bám sát với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, công việc của cán bộ, công chức cấp xã để từ đó có cơ sở phân loại cán bộ, công chức cấp xã thành các loại sau:

- Loại làm tốt, xuất sắc công vụ hiện tại, có thể thực hiện nhiệm vụ cao hơn. Đối với loại này, khi xây dựng quy hoạch cần đưa vào diện dự bị cho các chức danh cao hơn chức danh đương nhiệm.

- Loại hoàn thành nhiệm vụ, độ tuổi phù hợp, được giữ nguyên vị trí trong quy hoạch mới. - Loại phải thay thế, chuyển đổi công tác nhiều nhiều lý do như đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe yếu, hoặc phẩm chất năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Loại được chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng để có thể đảm nhiệm chức danh khác nhau, cao hơn (hiện tại năng lực chưa đáp ứng với chức danh đó); loại phải đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao do phẩm chất và năng lực hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Thứ ba, Trong quy trình đánh giá cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp cơ sở với cơ quan quản lý cán bộ, công chức cấp xã đó chính là Phòng Nội vụ thành phố, cần có ý kiến đánh giá của các phòng, ban chuyên môn ở cấp thành phố, cùng với ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người dân là yếu tố rất quan trọng.

Bên cạnh việc tổ chức đánh giá theo định kỳ đối với tất cả đội ngũ cán bộ, công chức thì cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Đây là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ Đảng, chính quyền phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, làm cho cán bộ, công chức luôn luôn hoạt động đúng định hướng, đúng nguyên tắc. Thực tế cho thấy, khi cán bộ, công chức mới lên nắm quyền lực, thực thi quyền lực thì họ là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực tốt, tận tuỵ, liêm khiết nhưng trong quá trình công tác một số cán bộ, công chức không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng bị quyền lực tha hoá, bị cám dỗ tầm thường của vật chất mà thoái hoá, biến

chất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến sự thoái hoá, biến chất cán bộ, công chức. Cho nên, để tránh rơi vãi, thất thoát cán bộ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ, công chức. Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ một cách có hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

- Cấp uỷ, thủ trưởng phải trực tiếp quản lý, kiểm tra cán bộ. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức.

- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ; phải kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, công việc chuyên môn, quá trình rèn luyện, phấn đấu... công tác kiểm tra, giám sát quản lý phải làm thường xuyên.

- Kết quả kiểm tra phải chính xác, cụ thể. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.

- Tăng cường dân chủ, công khai, chính xác, khoa học và thực tiễn trong công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, quản lý và sử dụng cán bộ gắn với thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ một cách khoa học, khách quan, chủ động, chính xác, cụ thể và công bằng.

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp sử dụng, quản lý cán bộ và ý kiến nhận xét của cấp ủy, chi bộ nơi cư trú.

- Thực hiện nền nếp và nâng cao chất lượng việc đánh giá cán bộ hết nhiệm kỳ, khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử và đánh giá cán bộ khi luân chuyển.

Thứ tư, Tăng cường thanh tra, kiểm tra công chức công vụ đối với mỗi cán bộ, công chức cấp xã, tập trung vào những vị trí dễ gây phiền hà cho nhân dân như: Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch để răn đe và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ, công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 115)