- Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế
Hoạt động xuất nhập khẩu thực chất là bắc cầu để giao lưu hàng hoá giữa trong nước và ngồi nước, trong q trình đó sẽ bộc lộ sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế và xã hội giữa các nước. Bởi vậy trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, trình độ dân trí, thu nhập và mức sống của dân cư, sự ổn định của môi trường pháp luật... của quốc gia nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu.
Một nền kinh tế phát triển ổn định của quốc gia nhập khẩu sẽ tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, ngược lại, một nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng
chắc chắn sẽ khơng kích thích việc nhập khẩu. Điều này làm giảm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp đó là tỷ giá hối đối. Xuất khẩu là đưa hàng hoá từ nước này sang bán ở nước khác để thu ngoại tệ. Vì vậy mỗi tỷ giá của đồng nội tệ với các ngoại tệ sẽ quyết định tính kinh tế của việc xuất khẩu. Các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu khi mối quan hệ này có lợi cho họ, ngược lại khi mối quan hệ này bất lợi, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm xuất khẩu.
- Các nhân tố thuộc về mơi trường chính trị, pháp luật
Hoạt động xuất khẩu này rất nhạy cảm với sự thay đổi của tình hình chính trị thế giới và trong nước; việc thay đổi đường lối đối nội, đối ngoại một quốc gia thường kéo theo sự thay đổi chính sách xuất nhập khẩu, điều này trực tiếp tác động tới khả năng mở rộng hay thu hẹp hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Xuất khẩu cịn phụ thuộc vào đường lối, chính sách của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu trong từng giai đoạnh nhất định. Điều này được thể hiện thơng qua các chính sách thuế, chính sách bảo hộ xuất khẩu và chính sách hạn chế xuất khẩu...
Ngược lại, những quy định của quốc gia nhập khẩu về hạn mức nhập khẩu, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, về thuế quan, quy định về thủ tục giao dịch, về bảo hành sản phẩm cũng như việc thực hiện nghiêm túc hay không các quy định ấy trong thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu trong một doanh nghiệp.
- Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên sẽ quyết định khả năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để chế biến xuất khẩu, nó ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của một doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Các yếu tố địa lý, địa hình, vị trí của doanh nghiệp trong quan hệ với hệ thống giao thông quốc tế cũng như khoảng cách tới thị trường tiêu thụ quan trọng sẽ có ảnh hưởng, quyết định đến chi phí vận tải và thời gian cần thiết đưa hàng hố đến nơi tiêu dùng.
Ngồi ra vị trí địa lý cũng có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra khả năng để phát triển các dịch vụ tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ.
- Các nhân tố thuộc về môi trường tâm lý - xã hội
Truyền thống lịch sử và văn hoá của quốc gia nhập khẩu là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của bất cứ một doanh nghiệp nào. Tập quán, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của dân chúng chính là sự biểu hiện cụ thể nhất của lối sống trong một quốc gia.
Để đảm bảo cho hàng hố của doanh nghiệp sản xuất ra có thể thâm nhập vào một thị trường nào đó trên thế giới, người sản xuất cần phải có sự am hiểu thật sâu sắc về truyền thống dân tộc, đời sống văn hoá, phong cách sống của dân cư nước nhập khẩu để từ đó hiểu rõ về thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng. Thực tế cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng TCMN nói riêng khi xuất khẩu sang các nước Châu á thì rất dễ dàng, song khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ thì lại gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn chủ yếu là do các nhà sản xuất Việt Nam chưa có hiểu biết đầy đủ về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng các nước phương Tây.