Xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 109 - 110)

- Mục tiêu đến năm 2020 :+ Giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ năm 2020 đạt từ

a) Xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh

TCMN của tỉnh

Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên liệu phụ liệu nhập khẩu không đáng kể, thường chỉ chiếm 3 - 5% giá trị hàng hố được sản xuất. Có thể khẳng định rằng đây là nhóm hàng có giá trị gia tăng cao nhất, ước đạt 70 - 80% trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, việc khai thác, tận dụng tiềm năng sẵn có của các địa phương trong tỉnh để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải được coi là một lợi thế, một ưu việt cần có sự quan tâm đầu tư trong thời gian tới. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo việc làm cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và lao động nơng nhàn, góp

phần giải quyết một vấn đề bức súc nhất hiện nay là nạn thất nghiệp. Theo tính tốn tổng kết, cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ cơng mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 3-4 ngàn lao động, chủ yếu là lao động tại các làng nghề ở nơng thơn, trong khi chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút khoảng 400 lao động. Có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng to lớn. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng có giá trị gia tăng cần có chiến lược thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ tạo ra chuyển biến căn bản về hoạt động của các làng nghề. Chiến lược này cần đặt ra mục tiêu xuất khẩu đến năm 2020 dựa trên tính tốn về những mặt hàng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, nhân lực và các yếu tố khác. Cần xây dựng chiến lược phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các dự án lớn về quy hoạch phát triển làng nghề, tách dần các cơ sở sản xuất với khu dân cư để tạo điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, hệ thống sản xuất và giới thiệu sản phẩm. Trên cơ sở đó quy hoạch phát triển các làng nghề nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu từng năm.

Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương cần sự trợ giúp của nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Cần tính tốn để có kế hoạch hỗ trợ cụ thể đối với các làng nghề, các nghệ nhân và chính sách đào tạo nghề đối với lao động thủ công nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)