- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng
b) Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính sách kinh tế của Thái Lan trong suốt ba thập kỷ qua đã dẫn đến sự tăng trưởng không bền vững và phát triển mất cân đối giữa các miền và nhóm người trong xã hội. Chính phủ của Thủ tướng Thaksin đã đề ra một quốc sách nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước từ bộ phận những người dân nghèo này. Chính sách quốc gia đó là chính sách “Một làng, một sản phẩm”. Chính sách nhằm phát huy tính tự lực, khai thác tính sáng tạo của người dân, sử dụng các nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế của tỉnh. Dự án được coi như một chiến lược tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho người dân nông thôn ở mọi làng quê trên đất nước Thái Lan. dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình, từng làng sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành được các thị trường ngách trên thị trường thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng cũng như tính dị biệt nhờ vào đặc thù của từng làng quê Thái. Dự án được xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản: một là mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu; hai là phát huy tính tự lực sáng tạo và ba là phát huy nguồn nhân lực.
Thứ nhất: Tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm địa phương để tăng
doanh số bán. Ngoài ra để hàng hố có thể thâm nhập thị trường thế giới, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế.
Thứ hai: Làm sống lại, phục hồi và phát huy các kiến thức truyền thống của địa
phương nhằm củng cố hiệu quả kinh doanh của địa phương.
Thứ ba: Phát huy những tri thức của địa phương để sáng tạo và tạo ra những sản
phẩm và hàng hố có tính đặc thù.
Thứ tư: Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các làng nghề
TCMN nhằm tăng thu nhập cho địa phương.
Thứ năm: Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với sản phẩm của Thái Lan. Thứ sáu: Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.
Như vậy, Dự án “Một làng, một sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc phát triển những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù địa phương, đặc biệt là phát triển các hàng TCMN truyền thống mà mục tiêu của nó có tính tồn diện; phát triển có kế thừa văn hoá địa phương và các kiến thức truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời truyền lại, bao gồm: nghệ thuật, nhạc và văn học của từng địa phương; từ đó, tạo nguồn thu từ phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên, nhằm tạo ra sự phối hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hoá truyền thống. Những sản phẩm của dự án chính là những sản phẩm truyền thống của địa phương nhưng được cải tiến về mẫu mã và chất lượng để phù hợp với thị hiếu khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và dị biệt trên thị trường toàn cầu. Những đặc điểm rất có sức cuốn hút của sản phẩm này chính là những ngun liệu và sản phẩm có tính cá biệt của địa phương, có chất lượng tốt, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo của người thợ thủ cơng và giá phải chăng.
Dự án này có mục tiêu cụ thể là kích cầu trong nước. Ngồi ra trên thực tế, một sản phẩm hay một nhà kinh doanh không thể thành công trên thương trường quốc tế nếu họ chưa nắm bắt được thị trường trong nước. Chính vì vậy những đánh giá bước đầu về hiệu quả của dự án đã đề ra chương trình hành động khẩn cấp bao gồm việc thực hiện chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán các hợp đồng kinh doanh, hình thành
các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng bách hoá và các trạm xăng để thiết lập các khu vực “một làng, một sản phẩm”. Thái Lan cũng mở chiến dịch khuyến khích mua hàng nội, quảng bá lịch các sự kiện truyền thống ở địa phương kết hợp với việc giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương.
Nói tóm lại, Dự án “một làng, một sản phẩm” của Thái Lan tiêu biểu cho một chiến lược cấp quốc gia về phát triển và quảng bá các sản phẩm trong nước, xây dựng hình ảnh Thái Lan trên thị trường tồn cầu như một đất nước có những nét văn hố đặc trưng. Dự án tiêu biểu cho liên kết có hiệu quả giữa Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, khu vực tư nhân và cộng đồng người dân để khai thác nguồn nội lực từ cộng đồng nhân dân. Đặc biệt, dự án đã sử dụng thương mại điện tử như một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm truyền thống giúp tấn cơng nghéo đói, phát triển dân trí và kinh tế vùng nông thôn.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam