Hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 87 - 92)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

a) UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 2809/QĐ-UB ngày 22/10/2001 về

2.3.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 với mục tiêu: “Phát triển mạnh doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng; có quy mơ, cơ cấu hợp lý, trình độ cơng nghệ thích hợp với tiềm năng và đặc điểm của các vùng, miền trong tỉnh; tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, với hợp tác xã và các hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách” [18, tr 2], tỉnh Thanh Hoá đã triển khai đồng bộ các biện pháp để phát triển doanh nghiệp như:

- Kế hoạch hoá nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp (căn cứ mục tiêu chung về phát triển doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động,

đi đôi với ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân và đội ngũ doanh nhân mạnh dạn đầu tư phát triển doanh nghiệp)

- Cải cách thủ tục hành chính trong dăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp (xây dựng và phổ biến rộng rãi, công khai quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục thẩm định, cấp phép và giải quyết các đề nghị của doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và thiết thực)

- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp (xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn ngành nghề và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp; tập trung đầu tư để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực; bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy yếu tố con người, tạo quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu dài giữa chủ doanh nghiệp và người làm cơng; coi trọng văn hố trong kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp, phát triển thương mại điện tử để mở rộng thị trường; chăm lo xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu sản phẩm, không ngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trong thương trường; khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội, hiệp hội nghề nghiệp để phát huy quan hệ hiệp tác (đã thành lập hiệp hội chiếu cói Thanh Hố và hiệp hội hàng thủ cơng mỹ nghệ Thanh Hố)

- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ cơng nghệ: khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập; sáng tạo mẫu mã hàng hoá mới được thị trường chấp nhận, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng công nghiệp; cải tiến công cụ sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp được thị trường chấp nhận, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích, phát minh sáng chế; được quyền đăng ký, đề xuất đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ và tham gia tuyển chọn thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học cơng nghệ do ngân sách nhà nước cấp kinh phí; tự bỏ vốn để thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu của các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm của tỉnh, được hỗ trợ bằng 1/3 số tiền phải trả thù lao cho tác giả. Các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ được hỗ trợ vốn sự nghiệp khoa học khơng lãi suất (từ nguồn kinh phí khoa học cơng nghệ), mức cho vay từ 40-100% giá trị hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ. Hàng năm tỉnh bố trí nguồn vốn sự

nghiệp khoa học hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như:

+ Dự án sản xuất hàng mỹ nghệ sơn mài xuất khẩu bằng nứa cuốn do Công ty TNHH Tiên Sơn thực hiện

+ Dự án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào miền núi do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hố thực hiện

+ Dự án ứng dụng các kỹ thuật công nghệ truyền thống sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ cói để xây dựng mơ hình làng nghề ở xã Quảng Hưng, thành phố Thanh Hoá do UBND thành phố Thanh Hoá thực hiện

+ Dự án sản xuất các sản phẩm đá mỹ nghệ, đá dân dụng, đá xây dựng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu từ bột đá thải của các cơ sở sản xuất đá ốp lát tại Thanh Hố do Hợp tác xã Hồng ánh thực hiện

+ Dự án nâng cao chất lượng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây luồng của Thanh Hoá do Doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Thành Công thực hiện

+ Dự án tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm và sản xuất đa dạng các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu từ cây luồng Thanh Hoá do Doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Thành Công thực hiện

+ Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu và phục vụ du lịch từ cây dừa, cây cọ Thanh Hoá do Tổ hợp tác Duy Hải thực hiện

+ Dự án ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh để bảo quản và chế biến cói phục vụ xuất khẩu do doanh nghiệp Việt Trang thực hiện

+ Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu và dự án “ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thâm canh tăng năng suất cói và sản xuất chế biến một số mặt hàng từ cói ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương do UBND huyện Quảng Xương thực hiện

+ Đề tài “Điều tra một số nguyên liệu sẵn có của địa phương để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp” do Sở Công nghiệp thực hiện

+ Dự án nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu mây tập trung và phân tán gắn với việc phát triển làng nghề mây tre đan xiên tại xã Xuân Du huyện Như Thanh do Sở Cơng nghiệp chủ trì

+ Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng và bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp 100 sản phẩm và giải pháp kỹ thuật do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.

+ Dự án triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào một số doanh nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hoá thực hiện.

Các đề án, dự án này đã hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thu có lựa chọn, làm chủ công nghệ nhập, nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai; tăng cường nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong chế biến gỗ, cói, luồng... Tăng cường cải tiến và hiện đại hố cơng nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng của các làng nghề, khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Thực hiện chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp: Ngồi

các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã nêu ở trên, tỉnh Thanh Hố cịn ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như: Thuế giá trị gia tăng VAT (trong năm thứ 2 và thứ 3 kể từ khi đi vào sản xuất kinh doanh, nếu cơ sở sản xuất nộp thuế VAT tăng so với năm trước thì được tỉnh hỗ trợ 50% số thuế VAT nộp tăng nói trên); thuế thu nhập doanh nghiệp (khu vực I: được hỗ trợ lại bằng 100% số thuế đã nộp trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 50% cho 4 năm tiếp theo; khu vực 2: Được hỗ trợ lại bằng 100% số thuế đã nộp trong 5 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 50% cho 6 năm tiếp theo; khu vực 3: được hỗ trợ lại bằng 100% số thuế đã nộp trong 7 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 50% cho 10 năm tiếp theo); Các nghệ nhân, hợp tác xã, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động, được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề; các cơ sở ngành nghề nông thôn được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại điều 12 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của Chính phủ; Chủ đầu tư được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung đất tại địa phương do UBND tỉnh quy định tại thời điểm ký hợp đồng thuê đất; Được tạo điều kiện để vay các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi; trường hợp khơng vay được vốn ưu đãi, phải vay vốn của các ngân hàng thương mại thì được hỗ trợ 50% chênh lệch lãi suất vay trong thời gian tối đa 2 năm kể từ khi phải trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

- Chính sách về lao động, đào tạo: tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 50 lao động trở

lên (thời gian đào tạo tối thiểu 3 tháng), ổn định việc làm từ 6 tháng trở lên để khôi phục, phát triển làng nghề, ngành nghề được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần 350.000 đồng/01 lao động; khi có nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật cao là người địa phương (thời gian đào tạo liên tục từ 6 tháng đến 3 năm) được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo nghề trên cơ sở quyết tốn hợp đồng đào tạo; Chính sách khuyến khích thu hút lao động (ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 triệu đồng cho 01 lao động); tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 30 lao động trở lên (thời gian đào tạo tối thiểu là 2 tháng), đảm bảo ổn định việc làm cho người được dạy nghề từ 12 tháng trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần 400.000 đồng/01 lao động.

- Chính sách khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại: Tỉnh khuyến khích và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu như hội thảo thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cho phí cho cán bộ cơng chức, 50% chi phí cho doanh nhân là thành viên tham gia các đồn cơng tác xúc tiến thương mại, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu do tỉnh tổ chức. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu của tỉnh, được giảm 50% chi phí thuê gian hàng khi tham gia các hội chợ tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách thưởng khuyến khích xuất khẩu:

+ Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng xuất khẩu: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch hàng năm do Sở Thương mại Thanh Hoá thừa uỷ quyền của Chủ Tịch UBND tỉnh thông báo hướng dẫn và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 20% trở lên so với năm trước liền kề, với giá trị tuyệt đối từ 100.000 USD trở lên được thưởng 1% trên giá trị tăng trưởng, mức tối đa là 50 triệu đồng

+ Thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới: Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) sản xuất tại Thanh Hoá, chưa nằm trong danh mục hàng xuất khẩu của tỉnh, lần đầu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, đạt giá trị 50.000 USD trở lên, được thưởng 1% trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó, mức tối đa là 50 triệu đồng

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường xuất khẩu mới chưa nằm trong danh mục thị trường xuất khẩu của tỉnh, đạt giá trị 50.000 USD trở lên được thưởng 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu, mức tối đa là 50 triệu đồng

+ Thưởng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu: Tỉnh đặc biệt khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hố nơng, lâm, thuỷ sản; hàng thủ công mỹ nghệ với mức cụ thể sau:

Xuất khẩu 20 tấn tơ tằm trở lên được thưởng 200.000 đồng/tấn

Xuất khẩu 100.000 USD hàng thủ công mỹ nghệ trở lên được thưởng 150 đồng/ 1 USD

Xuất khẩu 1000 tấn cói (cói chẻ, cói xe) trở lên được thưởng 10.000 đồng/tấn Xuất khẩu 5000 m2 thảm cói, chiếu chẻ trở lên được thưởng 100 đồng/m2

Xuất khẩu 50 sản phẩm đá mỹ nghệ (có giá trị 1.000 USD/1 sản phẩm) trở lên được thưởng 100.000 đồng/1 sản phẩm

+ Hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu: Doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý kinh doanh có hiệu quả, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 3 triệu USD trở lên, được ưu tiên xem xét bổ sung vốn theo khả năng ngân sách hàng năm

+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu: Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tổ chức đào tạo, dạy nghề cho từ 50 lao động là người có hộ khẩu ở Thanh Hoá, xuất khẩu ổn định từ 6 tháng trở lên, được tỉnh hỗ trợ 350.000 đồng cho một lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)