- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng
a) Kinh nghiệm của Trung quốc
Nhân tố đầu tiên quan trọng nhất và xuyên suốt là những cải cách về thể chế và phi thể chế đối với những vùng nông thôn để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Chi phí lao động thấp và định hướng thị trường đã biến các xí nghiệp trở thành những nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh quốc tế đối với những sản phẩm có hàm lưọng lao động cao trong thời kỳ mở cửa của Trung quốc.
Một loạt những cải cách chính sách được thực hiện để tăng độ minh bạch, bình đẳng, ưu đãi và thơng thống hơn đã được Chính phủ thực hiện. Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn như tăng đầu tư cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế; trợ giá hàng thủ cơng mỹ nghệ và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp hàng TCMN ở vùng nơng thơn. Những cải cách này đã giúp giải quyết việclàm cho lao động dư thừa nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân và tạo ra thị trường cầu rộng lớn giúp phát triển kinh tế.
Quan trọng hơn Chính quyền Trung ương đã có những chính sách tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong việc đưa ra quyết định trong việc quản lý kinh doanh. Khi các doanh nghiệp có nhiều quyền tự chủ hơn, họ quan tâm nhiều đến mở rộng thị phần, yếu tố đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới của từng doanh nghiệp. Họ đã sử dụng nhiều chiến lược để giành nhiều thị phần hơn nhằm thu lợi nhuận lâu dài thay vì lợi nhuận trước mắt. Ngoài ra, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng thương mại điện tử để tìm hiểu thị trường quốc tế và mạnh dạn cử phái đồn đi tìm hiểu thị trường nước ngồi. Để đảm bảo việc xuất khẩu, các hiệp hội quản lý chất lượng hàng xuất khẩu cũng được hình thành.
Trong mọi ngành của Trung quốc, các xí nghiệp chú ý nhiều đến đổi mới công nghệ và tăng hiệu quả cạnh tranh. Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào khu vực nơng thơn, các xí nghiệp sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ đã tích cực tìm đối tác nước ngồi để liên doanh. Họ không chỉ dừng lại ở việc thu lợi nhuận tài chính mà cịn chú ý đến chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ quản lý, lấy sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao tham gia cạnh tranh quốc tế và chủ yếu lấy khoa học kỹ thuật cao để cải tạo và nâng cao chất lượng hàng truyền thống của vùng, các xí nghiệp này thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt chú ý đến cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm.
Có thể rút ra hai điều quan trọng từ sự phát triển của các doanh nghiệp kinh tế nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN ở Trung Quốc như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân ở nơng thơn, đặc biệt dưới hình thức doanh nghiệp
vừa và nhỏ có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, để doanh nghiệp vừa và nhỏ này phát huy được vai trị của mình, chính
quyền các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính sách để họ có khả năng điều chỉnh dần dần theo nền kinh tế thị trường trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi và hồn thiện khn khổ pháp luật. Sự tăng trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào nhiều khả năng của các hệ thống trong nước và địa phương cải thiện các điều kiện khách quan và khả năng công nghệ để doanh nghiệp phát triển. Chính quyền địa phương cần đóng vai trị điều phối, phát triển cơ sở hạ tầng và thực thi hệ thống pháp luật. Ngồi ra cần có đầu tư thích đáng vào giáo dục và xây dựng hạ tầng nông thôn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương.
Các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến doanh nghiệp trong địa bàn, lắng nghe ý kiến của họ và tham vấn để đề xuất với chính quyền trung ương đưa ra những chính sách kinh tế và xã hội đảm bảo sự phát triển trong dài hạn. Đây là cách thức quan trọng trong việc tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp và tạo điều kiện, thay vì bảo hộ để các doanh nghiệp tự điều chỉnh để tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh.