Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 81 - 87)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

a) UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 2809/QĐ-UB ngày 22/10/2001 về

2.3.2. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

nghiệp và làng nghề

- Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2002 về phát triển ngành nghề, tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó nêu rõ: “Củng cố phát triển mạnh các ngành nghề, tiểu thủ cơng nghiệp hiện có, mở mang thêm nhiều ngành nghề mới, tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề, tiểu thủ cơng nghiệp hiện đang có thị trường và lợi thế, đặc biệt quan tâm phát triển nghề ở các địa phương thuần nơng. Khuyến khích phát triển hộ nghề, làng nghề, cụm nghề ở cơ sở gắn với việc hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ” [18, tr2] và đẩy mạnh phát triển ngành nghề, tiểu thủ công

nghiệp theo các nhóm nghề, theo đó nhóm ngành nghề thủ cơng cơng mỹ nghệ bao gồm: dệt lụa, thêu ren, các sản phẩm từ da và giả da, mây tre đan, cói đay, đồ gốm, đồ mộc...

- Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 30/7/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá IX “về đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” đã nêu rõ: “Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, du nhập, phát triển các ngành nghề mới vào nông thôn để trực tiếp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, tạo việc làm, góp phần đẩy nhanh q trình đơ thị hố. Phấn đấu đến năm 2005 và 2010 khôi phục hầu hết và phát triển ở mức cao các ngành nghề truyền thống như: chiếu cói, đan lát, gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ, dâu tằm tơ, dệt nhiễu và thổ cẩm, chế tác đá, đúc đồng nhôm, chế biến nước mắm... Du nhập và phát triển các nghề mới như chạm khắc gỗ và đồ mộc cao cấp, chế tác vàng bạc và đá quý...” [18, tr7].

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có kết luận số 01-KLTU ngày 26/4/2006 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2002 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp gắn với thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU trong đó nêu rõ: Mỗi địa phương phải xây dựng được chương trình, đề án cụ thể về khơi phục nghề cũ, nhân cấy, phát triển nghề mới; tiếp tục rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu, xác định rõ nghề nào, sản phẩm nào cần phải sản xuất tập trung, nghề nào, sản phẩm nào có thể tổ chức sản xuất ở gia đình, tận dụng lao động nhàn rỗi và mặt bằng tại chỗ. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh tham gia khơi phục các ngành nghề truyền thống, hướng dẫn, đào tạo nghề, nhân cấy nghề mới; tổ chức phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp phải lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, nòng cốt, trong việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, mẫu mã mới. Chú ý việc xây dựng thương hiệu, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp một cách ổn định, bền vững.

- UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp tỉnh Thanh

Hố giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2015 với định hướng phát triển một số nhóm ngành nghề như sau:

+ Nghề mây, tre, giang đan, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ các loại (mây giang đan, nứa cuốn, thêu ren, tre đan, cói đan; sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu từ luồng, song, mây...; đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, chạm khảm gỗ, khảm trai, sơn mài; đồ mỹ nghệ từ xương, sừng, vỏ trai, vỏ ốc, đá...). Khôi phục một số nghề cũ có khả năng cách tân, thích ứng với thị hiếu, nhu cầu đương đại như đúc đồng, nhôm, tơ tằm, dệt thủ công, đan lát nón lá... Sau năm 2010 nghề TCMN được đi sâu vào chọn lọc, chun mơn hố phát triển theo chiều sâu trong phạm vi thế mạnh riêng của từng địa phương

+ Nghề dệt lụa tơ tằm, dệt vải tập trung phát triển tại 8 huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc. Các huyện miền núi như Thường Xuân, Ngọc Lạc... kết hợp phát triển nghề dệt thổ cẩm với mục tiêu kinh tế kết hợp với bảo tồn giá trị văn hoá của nghề

+ Nghề chiếu cói phát triển sản xuất rộng rãi theo nguồn nguyên liệu tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nơng Cống, Hoằng Hố, Hậu Lộc và nhân cấy sang các địa phương khác.

- UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/2/2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài tỉnh đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đồ gỗ, mây, tre đan, dệt, hàng thủ cơng mỹ nghệ, với các chính sách cụ thể:

+ Chính sách về đất đai:

Về mặt bằng tổ chức sản xuất: UBND huyện. thị xã, thành phố căn cứ định hướng

phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương và của tỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất, bố trí vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giành đất xây dựng các cụm công nghiệp, cụm nghề. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đang sử dụng đất ổn định, khơng có tranh chấp, phù hợp với các quy định của pháp luật thì được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ sở sản xuất có nhu cầu mặt bằng để đầu tư phát triển

sản xuất, UBND xã, huyện có trách nhiệm giới thiệu, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thuê mặt bằng. Trường hợp đất đang sử dụng hợp pháp, nay chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ hộ được tạo điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất

Về tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Tiền thuê đất: Giá thuê đất là mức giá thấp nhất theo khung giá do UBND tỉnh quy định tại thời điểm ký hợp đồng thuê đất và được miễn tiền thuê đất trong thời gian 10 năm đầu kể từ khi ký hợp đồng thuê đất và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo (đối với các cơ sở thuộc khu vực 1 - thành phố, thị xã); được miễn hoàn toàn tiền thuê đất (đối với các cơ sở thuộc khu vực 2 - các huyện đồng bằng, ven biển và khu vực 3 - các huyện miền núi).

Tiền chuyển mục đích sử dụng đất: được miễn 100% tiền chuyển mục đích sử dụng đất cho những dự án đầu tư thuộc khu vực 3; giảm 70% đối với những dự án đầu tư thuộc khu vực 2; giảm 50% đối với những dự án đầu tư thuộc khu vực 1.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hàng năm các

huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí giành đất xây dựng các cụm cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; huy động các nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất thuê đất để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các hạng mục hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm hệ thống giao thông vận tải; hệ thống điện, hệ thống thơng tin liên lạc; hệ thống thốt nước, sau khi được phê duyệt, được ngân sách Nhà nước (TW, tỉnh, huyện) hỗ trợ một phần (theo thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/TTg ngày 24/11/2000 của Thủ Tướng Chính phủ). Cơ sở hạ tầng trong cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đầu tư từ nhiều nguồn vốn hợp pháp, kể cả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn kích cầu. Các dự sán thuộc đối tượng ưu đãi và có tính khả thi được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng từ nguồn ngân sách nhưng tối đa không quá 30%.

Ưu đãi về tài chính - tín dụng: Các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ thu hút trên 100

lao động (đói với khu vực 1), trên 70 lao động (đối với khu vực 2), trên 30 lao động (đối với khu vực 3) còn được hưởng các ưu đãi sau đây:

Đối với những dự án có mức đầu tư từ 100 triệu trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí lập dự án; được bố trí để vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi, trường hợp phải vay vốn của các ngân hàng thương mại, được hỗ trợ chênh lệch lãi suất theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc nghề sản xuất chiếu cói, đan lát, dệt, mây, sử dụng trên 300 lao động, cácngành nghề khác sử dụng từ 200 lao động trở lên, có ký kết hợp đồng lao động lâu dài, đóng đủ BHXH, BHYT và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động theo Luật Lao động được ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng cho 1 lao động.

Các nghệ nhân, hợp tác xã, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động, được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề; các cơ sở ngành nghề nông thôn được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại điều 12 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của Chính phủ

Chính sách về khoa học - công nghệ và đào tạo: Các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn để

thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu của các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm của tỉnh, được hỗ trợ bằng 1/3 số tiền phải trả thù lao cho tác giả. Các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ được hỗ trợ vốn sự nghiệp khoa học không lãi suất (từ nguồn kinh phí khoa học cơng nghệ), mức cho vay từ 40-100% giá trị hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ

Địa phương, cơ sở sản xuất tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 50 lao động trở lên (thời gian đào tạo tối thiểu 3 tháng), ổn định việc làm từ 6 tháng trở lên để khôi phục, phát triển làng nghề, ngành nghề được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần 350.000 đồng/01 lao động

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật cao là người địa phương (thời gian đào tạo liên tục từ 6 tháng đến 3 năm) được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo nghề trên cơ sở quyết toán hợp đồng đào tạo. Các cơ sở đào tạo của Nhà nước phải ưu tiên giành chỉ tiêu đào tạo cho cơ sở ngành nghề nông thôn trong phạm vi kế hoạch kinh phí hàng năm Nhà nước cấp.

Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có hiệu

lực từ ngày 159/2006 thay thế cho Quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/2/2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh: Ngồi các chính sách như trước đây có bổ sung điều chỉnh, thay thế và ban hành mới một số nội dung chủ yếu sau:

+ Đối tượng áp dụng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư sản xuất, thu mua, tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, du nhập nhân cấy nghề mới, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, trong đó có các nghề thủ cơng dệt thổ cẩm, thêu, cói, gốm, sứ, thuỷ tinh, mây, tre, luồng, nứa, gỗ và nghề sản xuất hàng thủ công từ các nguyên liệu tại chỗ khác, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

+ Địa bàn áp dụng: Khu vực 1 là thành phố, thị xã; khu vực 2 là các huyện đồng bằng ven biển (trừ các xã miền núi và các xã bãi ngang); khu vực 3 là các huyện miền núi, các xã miền núi và các xã bãi ngang thuộc khu vực 2.

+ Chính sách về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm tiểu thủ công nghiệp, Cụm làng nghề:

Tỉnh đảm bảo có đường giao thơng, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào Cụm tiểu thủ công nghiệp, Cụm làng nghề.Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được Nhà nước cho thuê đất thơ (chưa có hạ tầng) để đầu tư xây dựng; và kinh doanh kết cấu hạ tầng trong các Cụm tiểu thủ công nghiệp, cụm làng nghề được tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng tối đa khơng q 30% tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Chính sách về giá cho thuê đất: Chủ đầu tư được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung đất tại địa phương do UBND tỉnh quy định tại thời điểm ký hợp đồng thuê đất + Chính sách ưu đãi đầu tư: các đối tượng đã nêu ở trên được tạo điều kiện để vay các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi; trường hợp khơng vay được vốn ưu đãi, phải vay vốn của các ngân hàng thương mại thì được hỗ trợ 50% chênh lệch lãi suất vay trong thời gian tối đa 2 năm kể từ khi phải trả nợ theo hợp đồng tín dụng

+ Chính sách khuyến khích thu hút lao động: ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 triệu đồng cho 01 lao động như chính sách trước đây

+ Chính sách về đào tạo: Các địa phương, cơ sở tiểu thủ công nghiệp tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 30 lao động trở lên (thời gian đào tạo tối thiểu là 2 tháng), đảm bảo ổn

định việc làm cho người được dạy nghề từ 12 tháng trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần 400.000 đồng/01 lao động. Nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động được thu tiền học của học viên theo nguyên tắc thoả thuận và được miễn, giảm các loại thuế với mức tối đa theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Chính sách về khoa học và công nghệ: Tổ chức, cá nhân sáng tạo mẫu mã hàng hoá mới được thị trường chấp nhận, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp; cải tiến công cụ sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp được thị trường chấp nhận, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích, phát minh sáng chế; được quyền đăng ký, đề xuất đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ và tham gia tuyển chọn thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ do ngân sách nhà nước cấp kinh phí.

+ Chính sách khen thưởng: các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, ngành nghề được xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước; huyện, thị xã, thành phố đạt thành tích xuất sắc nhất được thưởng 50 triệu đồng, xã đạt thành tích xuất sắc nhất được thưởng 30 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)