Quá trình nhân cấy và du nhập, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Thanh Hoá giai đoạn 2001

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 76)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

a) Thống kê số làng nghề truyền thống

2.2.3. Quá trình nhân cấy và du nhập, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Thanh Hoá giai đoạn 2001

a) Tình hình du nhập, nhân cấy nghề mới

Từ khi Nghị quyết TW 5 khoá IX về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2010 ra đời, Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 03 về phát triển ngành nghề TTCN và UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 467/2003/QĐ- UB về khuyến khích phát triển CN-TTCN, Quyết định 3431/QĐ-UB về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu đã tạo mơi trường, các biện pháp hỗ trợ tích cực để các thành phần kinh tế phát triển và đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển ngành nghề TTCN.

Các cấp, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển sản xuất CN-TTCN, nghiên cứu ciệc xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề tại nhiều địa phương trong nước. Bằng nhiều biện pháp tích cực, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về khuyến khích phát triển CN-TTCN, triển khai vận động xúc tiến thành lập doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, giúp các cơ sở sản xuất trong các công tác tư vấn để phát triển... vận động nhiều doanh

nghiệp tham gia nhân cấy nghề, khôi phục nghề, kết hợp với sự cố gắng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thu cơng nghiệp, tạo nên sự chuyển biến tích cực phát triển số lượng và chất lượng.

b) Những ngành nghề chính được du nhập từ 2001 - 2005

- Nghề mây giang xiên: Nghề này được du nhập từ các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hà Tây, Nam Định...) vào Thanh Hoá năm 2001, đến nay nghề này được du nhập vào 12 huyện trên địa bàn tỉnh, đã nhân cấy, đào tạo nghề cho 6916 lao động và hàng ngàn lao động cùng tham gia sản xuất nghề này.

- Thêu ren: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế vào tỉnh năm 2000, đến nay nghề này được du nhập vào 10 huyện. Tổng số lao động được đào tạo 3.835 người, thu hút hàng trăm lao động làm theo.

- Nứa cuốn: Nghề này được du nhập từ các các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây vào tỉnh năm 2003. Bước đầu đã triển khai, du nhập vào 7 huyện. Tổng số lao động được đào tạo tại các cơ sở sản xuất nghề này là 1.125 người, ngồi ra cịn thu hút hàng nghìn lao động khai thác, phụ trợ cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho nghề này.

- Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Bến Tre, Bình Định vào tỉnh năm 2003. Đây là một nghề mới đã du nhập về 2 huyện (Hoằng Hoá, thị xã Sầm Sơn). Số lao động đã được đào tạo là 250 người.

- Đá mỹ nghệ (đồ trang sức bằng đá): Đây cũng là một nghề mới du nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh vào tỉnh. Bước đầu đã triển khai du nhập ở huyện Đông Sơn, thu hút trên 455 lao động.

- Nghề thêu ren móc: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Ninh Bình vào tỉnh năm 2004. Đây là nghề có thời gian đào tạo ngắn, thiết bị đồ dùng đơn giản, đầu tư ít. Nghề này mới du nhập nhưng đã phát triển mạnh ở 7 huyện thu hút khoảng 5.600 lao động.

- Nghề khảm trai trên gỗ, mộc mỹ nghệ: Được du nhập từ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây vào tỉnh năm 2004. Đây là nghề thời gian đào tạo dài, địi hỏi người lao động phải có kỹ thuật nghề mộc. Bước đầu đã du nhập về huyện Hoằng Hoá thu hút trên 200 lao động.

- Nghề làm hàng lưu niệm từ vỏ ngao, sò, ốc, hến: Được du nhập từ các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà vào tỉnh năm 2003. Nghề được du nhập vào thị xã du lịch Sầm Sơn, thu hút 250 lao động.

- Nghề khâu bóng: được du nhập từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vào tỉnh năm 2002. Đến nay đã du nhập về 3 huyện Hoằng Hố, Bỉm Sơn, Đơng Sơn với số lao động được đào tạo gần 1000 người.

- Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ bẹ chuối, bèo tây...: Được du nhập từ một số tỉnh phía nam (Bình Định, Khánh Hoà...) vào tỉnh năm 2005. Bước đầu đã triển khai du nhập về Nga Sơn thu hút trên 300 lao động.

c) Những ngành nghề được nhân cấy mở rộng phát triển

- Nghề xe lõi cói, đan thảm cói, chiếu, hàng thủ cơng mỹ nghệ: Đây là nghề truyền thống của huyện Nga Sơn, Quảng Xương. Hiện nay nghề này đã được nhân cấy về thị xã Sầm Sơn, Yên Định, Hậu Lộc, Nông Cống. Lao động được đào tạo nghề hơn 1.335 người, giải quyết hàng nghìn lao động làm theo.

- Dâu tằm ươm tơ: Phát triển mạnh ở huyện Thiệu Hoá. Từ năm 2002 nghề này được nhân cấy, mở rộng ở các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc, thu hút trên 3000 lao động.

- Nón lá, mành trúc: Đây là nghề có từ lâu đời được duy trì, phát triển ở huyện Nơng Cống, Hà Trung, được nhân cấy phát triển sang các huyện Triệu Sơn, Hậu Lộc. Lao động được đào tạo 120 người và hàng trăm lao động làm theo.

- Nghề dệt thổ cẩm: Đã dần khôi phục lại tại một số huyện miền núi, số lao động được đào tạo 310 người.

Ngoài ra một số nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ khác đã và đang được khôi phục và nhân rộng đưa tổng số lao động được đào tạo và có việc làm lên trên 21.000 lao động, đã góp phần tăng trưởng kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)