Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 95 - 99)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

b) Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trong xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Thanh Hố cịn thiếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất,

xuất khẩu hàng TCMN, cịn thiếu chính sách tín dụng hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN. Hoạt động đào tạo mới mang tính chất “truyền tay” của từng hộ gia đình, chưa có tổ chức và quy hoạch đào tạo nghề trên phạm vi của Tỉnh.

Thứ hai, thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo sự liên kết giữa các nhà sản xuất,

nhà cung cấp và nhà kinh doanh xuất khẩu của Tỉnh. Sự liên kết chủ yếu mang tính tự phát, thiếu cơ chế cụ thể cho sự liên kết này. Điều này hạn chế sự đầu tư, kinh doanh của các nhà sản xuất hàng TCMN.

Thứ ba, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh về sản xuất, xuất khẩu hàng

TCMN còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu về tiêu thụ và xuất khẩu hàng TCMN. Các nhà sản xuất cịn thiếu thơng tin về thị trường và khách hàng.

Thứ tư, Thanh Hoá chưa xây dựng được những trung tâm giới thiệu hàng TCMN

lớn, có sức thu hút các khách hàng. Chủ yếu việc giới thiệu sản phẩm mới mang tính chất thụ động và nhỏ lẻ.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ tỉnh Thanh Hố đến năm 2010, hướng tới năm 2020

3.1. Phương hướng, quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020 của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020

3.1.1. Tiềm năng và triển vọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ ngh của tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá

Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, các nước công nghiệp hiện đại với sức mạnh về khoa học kỹ thuật đi vào phát triển những ngành công nghiệp có chất lượng cao, chính xác, tinh vi, hiện đại để đạt lợi nhuận cao, đồng thời có ít đối thủ cạnh tranh. Thu nhập cao làm cho đời sống nhân dân những nước này trở thành thị trường hấp dẫn đối với sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc thiên nhiên, được chế tạo thủ công tinh xảo, những sản phẩm làm cho đời sống hướng về cội nguồn của lồi người. Trong khi đó các sản phẩm, các lĩnh vực cần nhiều lao động, vốn đầu tư thấp, trình độ khoa học kỹ thuật không cao sẽ được chuyển đến những nước đang phát triển như Việt Nam có đội ngũ lao động lớn, giá nhân công rẻ, bởi vậy cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và tri thức nhu cầu của các sản phẩm TCMN vẫn là một nhu cầu cần thiết trong đời sống dân cư của nhiều nước trên thế giới.

Người nước ngoài biết đến Việt Nam qua những cơng trình kiến trúc tuyệt mỹ cịn lưu lại trên từng mái nhà, góc phố Hội An, tơ điểm cho sự diễm lệ của kinh thành Huế, của Hạ Long, mà còn biết đến các sản phẩm bắt nguồn từ đá thiên nhiên, các sản phẩm lụa tơ, đồ gỗ, đồ gốm được nhiều khách du lịch ưa thích. Trong Phú biên tập lục của nhà bác học Lê Q Đơn có ghi: “Hàng thủ công xuất khẩu đi các nước có tơ lụa, hàng gốm, hàng mộc... mà người Nhật Bản ưa chuộng và đem về nước”.

Thanh Hoá là tỉnh Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 11.112 Km2, là tỉnh có miền núi, vùng cao biên giới, vùng đồng bằng và ven biển. Dân số tồn tỉnh 3,62 triệu người, trong đó 80% dân số ở nông thôn, lực lượng lao động của Thanh Hố chủ yếu là lao động nơng nghiệp có thời vụ, lúc nơng nhàn có thể tận dụng sản xuất các mặt hàng TCMN cần

sự khéo tay và đầu tư thời gian của con người. Đây là lợi thế của tỉnh trong việc sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động và sự khéo tay.

Mặt hàng TCMN cuả Thanh Hoá trong những năm qua đã xuất khẩu được sang thị trường nhiều nước và mang lại cho tỉnh hàng chục triệu USD. Nếu biết phát huy các thế mạnh của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực thì xuất khẩu của tỉnh Thanh Hố trong những năm tới có tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt hàng TCMN của tỉnh sẽ xuất khẩu được nhiều hơn nữa, tạo ra việc làm và thu nhập cho các làng nghề sản xuất hàng TCMN trong tương lai.

3.1.2. Định hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam

a) Định hướng phát triển

- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu thô bền vững và lâu dài nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế

- Phát triển kỹ năng kinh doanh của các nhà xuất khẩu hàng thủ công và giúp họ phát triển hơn nữa để trở thành những công ty thương mại nhạy bén và có tổ chức, có khả năng đảm đương được những hoạt động marketing quốc tế và từ đó dành được nhiều thị phần hơn trên thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới

- Thúc đẩy cơ sở hạ tầng dịch vụ phát triển kinh doanh hướng vào ngành nhằm cung cấp thông tin, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ phát triển sản phẩm theo phương thức hướng ra thị trường

- Tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu và công ăn việc làm thông qua tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và mở rộng quy mô sản phẩm

- Hướng tới một ngành thủ cơng mỹ nghệ có tổ chức chặt chẽ hơn với sự hợp tác hiệu quả giữa các công ty và khu vực tư nhân năng động phần nào đóng góp vào những phát triển về mặt chính trị

Ngành thủ cơng mỹ nghệ trong thời gian tới sẽ chuyển đổi và trở thành một ngành có nền thương mại tập trung và hoạt động tiếp thị phát triển, các nhà xuất khẩu là động lực chính cho sự phát triển của ngành, chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phần ở các thị trường trọng điểm lớn. Ngành sẽ phát triển từ một địa điểm chuyên cung cấp sản phẩm từ lao động rẻ và thực hiện theo hợp đồng phụ trở thành một ngành có thương hiệu sản phẩm được thị trường quốc tế thừa nhận. Mức sống của các làng nghề sản xuất sẽ được đảm bảo và cải thiện thông qua phát triển các trang thiết bị lớn mạnh hơn theo chu trình khép kín

(một mơ hình kết hợp sản xuất ở nhà máy và ở làng nghề và đi kèm theo đó là một cơ sở hạ tầng đảm bảo cùng với các tổ chức có đủ năng lực). Từ đó làm giảm đi sự phụ thuộc vào những tên tuổi, thương hiệu nước ngoài và những nhà trung gian, những người hiện đang có ưu thế trên thị trường thế giới và kiếm lời với tỷ lệ giá trị gia tăng cao nhất và thay vào đó là hoạt động kinh doanh của chính mình, cung cấp được những sản phẩm thủ công cạnh tranh, thiết lập được những hệ thống phân phối cho khách hàng trên khắp thế giới.

Dựa trên những lợi thế cạnh tranh của mình, từ sự phát triển nhanh chóng và những cơ sở vật chất dành cho sản xuất được củng cố, ngành có thể phát triển các cơ cấu kinh doanh trong nước và giữ vai trò quan trọng hơn trên thị trường thế giới thông qua thương hiệu mạnh của mình với hệ thống hậu cần đa dạng và có khả năng cung cấp trực tiếp tới các nhà bán lẻ trên thế giới. Ngành sẽ phát triển lên từ một ngành chỉ chuyên cung cấp sản phẩm từ lao động rẻ và thực hiện các hợp đồng phụ trở thành một ngành có thương hiệu hàng hoá được quốc tế thừa nhận.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)