- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng
b) Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nằm ở đồng bằng châu thổ sơng Hồng với 80% dân số làm nông nghiệp, trong những năm qua để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển ngành nghề thủ công để sản xuất hàng TCMN xuất khẩu, tỉnh đã thành lập quỹ khuyến công nhằm khuyến khích các ngành cơng nghiệp và công nghiệp nhẹ trong tỉnh, trong đó có ngành nghề thủ cơng. Ngân sách cho quỹ được trích từ ngân sách hàng năm của tỉnh. Quỹ sẽ được sử dụng để hỗ trợ xây dựng dự án, tổ chức điều tra và xây dựng chính sách về phát triển cơng nghiệp và làng nghề, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các tổ chức tư vấn và tài trợ vốn cho áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Tỉnh uỷ Thái Bình đã ra Nghị quyết về phát triển làng nghề và nghề đã xác định lựa chọn các chính sách đối với các biện pháp phát triển, bao gồm:
- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế và doanh nghiệp có vốn và kinh nghiệm về kinh doanh đầu tư phát triển nghề và làng nghề.
- Tập hợp các biện pháp thâm nhập và mở rộng thị trường ở cả trong nước và nước ngoài cho các sản phẩm của làng nghề.
- Tăng cường đào tạo nghề.
- Khuyến khích phát triển HTX, doanh nghiệp tư nhân và cơng ty TNHH. Khuyến khích đầu tư áp dụng tiến bộ cơng nghệ vào sản xuất.
- Gắn làng nghề với du lịch và bảo vệ mơi trường làng nghề.
Trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quy định phát triển nghề và làng nghề và các biện pháp hỗ trợ bao gồm ưu đãi vốn và hỗ trợ đầu tư; đất cho sản xuất tập trung, ưu đãi thuế; cung cấp và tìm kiếm thơng tin thị trường bao gồm thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại; hỗ trợ công nghệ, môi trường và hạ tầng; tổ chức cho các nghệ nhân đào tạo nghề.
Bên cạnh các chính sách và quy định trên, tỉnh đã quyết định dành ngân sách tỉnh cho quỹ khuyến công bao gồm hỗ trợ cho các làng nghề và ban hành Quyết định khuyến khích đầu tư vào Thái Bình. Cơng tác triền khai chính sách tồn diện và tích cực phục vụ phát triển ngành nghề và làng nghề ở tỉnh Thái Bính đã làm cho các làng nghề phát triển, đặc biệt xuất khẩu hàng TCMN đã có sự tăng trưởng khá.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cho Thanh Hoá
Từ kinh nghiệm quốc tế và trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Thanh Hoá như sau:
- Lựa chọn cho mình chiến lược hướng về xuất khẩu, xác định các mặt hàng có thế mạnh của địa phương sử dụng nhiều lao động. Tỉnh cần xác định cho được ngành nghề phù hợp với địa phương là sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN.
- Phải tạo ra được những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để hàng hố có thể thâm nhập thị trường quốc tế, đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế.
- Phát huy những tri thức của địa phương (các nghệ nhân, thợ lành nghề) để sáng tạo ra những sản phẩm và hàng hố có tính đặc thù, làm sống lại, phục hồi và phát huy các làng nghề truyền thống trong tỉnh để giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như phát triển kinh tế địa phương.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phát triển và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp thay đổi thị trường.
- Sự quan tâm, khuyến khích phát triển xuất khẩu của tỉnh cũng như ban hành một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho xuất khẩu như: hỗ trợ nguồn vốn, miễn giảm thuế cho các ngành sản xuất xuất khẩu hoặc liên quan đến xuất khẩu, cấp tín dụng với lãi xuất thấp cho các ngành ưu tiên xuất khẩu.
- ổn định về chính trị, an ninh xã hội được giữ vững tạo được niềm tin và sự an toàn cho các nhà đầu tư và bạn hàng.
Chương 2
Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2007
2.1. Tình hình phát triển hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội