- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá
d) Các mơ hình du nhập, nhân cấy nghề đặc trưng trong thời gian qua
Việc du nhập, nhân cấy, đào tạo nghề cho người lao động được triển khai mạnh từ sau khi có Nghị quyết số 03 của Tỉnh uỷ về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Cách thức tổ chức nhân cấy và du nhập phổ biến nhất hiện nay là các ngành hữu quan cùng với huyện, xã và doanh nghiệp tổ chức đào tạo, nhân cấy nghề với đặc trưng là:
- Huyện tổ chức đào tạo tập trung nhân rộng ra các xã: theo mơ hình này trước khi du nhập nghề, UBND huyện đấu mối với sở Công nghiệp đi tham quan khảo sát, tìm kiếm nghề ở một số địa phương trong nước; huyện mời giáo viên về để dạy nghề cho một số nòng cốt ở các xã. Mơ hình này được triển khai ở một số huyện như du nhập nghề thêu móc vào huyện Hoằng Hố, Hậu Lộc; du nhập nghề thêu ren vào huyện Nông Cống, Yên Định...
- Xã tổ chức đào tạo tập trung sau nhân rộng ra các thơn, xóm: ở mơ hình này trước khi du nhập nghề, UBND xã, các tổ chức chính trị của xã tham khảo ý kiến và định hướng của huyện về nghề cần phát triển, sau đó đấu mối với sở Công nghiệp đi tham quan khảo sát, học hỏi tìm kiếm nghề ở một số địa phương trong nước, sau khi lựa chọn được nghề phù hợp, xã mời giáo viên về dạy nghề cho một vài thơn xóm sau nhân ra diện rộng trên địa bàn xã. Mơ hình này được triển khai ở hầu hết các xã có du nhập nghề từ năm 2001 đến nay với tất cả các loại nghề được du nhập. Mơ hình này được triển khai ở một số xã nổi bật là:
+ Nghề mây giang xiên: ở xã Định Tường, Định Bình (huyện Yên Định); Thiệu Công, Thiệu Long (huyện Thiệu Hố); Quảng Bình (huyện Quảng Xương); Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)...
+ Nghề thêu ren: ở xã Định Hoà (huyện Yên Định); Quảng Trạch, Quảng Đông, Quảng Thịnh (huyện Quảng Xương)...
- Doanh nghiệp du nhập nhân cấy: qua sở công nghiệp, doanh nghiệp liên hệ đấu mối đi khảo sát tìm kiếm nghề, sau khi lựa chọn được nghề, doanh nghiệp mời giáo viên về dạy nghề cho lao động trong doanh nghiệp và số lao động ở các thơn xóm vùng lân cận, sau nhân ra diện rộng trên địa bàn để sau này thu mua sản phẩm, thu hút lao động làm hàng cho doanh nghiệp, nổi bật là:
+ Nghề thêu ren ở HTX nhân đạo 19 tháng 5
+ Nghề nứa ghép ở công ty TNHH Tiên Sơn (thị xã Bỉm Sơn); công ty Thuận Thành (huyện Hà Trung); HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tường (huyện Yên Định).
+ Nghề sản xuất hàng TCMN từ cây dừa, bẹ chuối ở doanh nghiệp Duy Hải (thị xã Sầm Sơn), doanh nghiệp Thanh Hùng (huyện Nga Sơn)...
2.3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay
2.3.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ chính sách khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
2.3.1.1. Xác định mục tiêu, phương hướng và chủ trương chính sách xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ hàng thủ công mỹ nghệ
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (năm 2001) đã đề ra mục tiêu đến năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu USD trở lên với việc tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xuất khẩu (là một trong 6 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005) đã chỉ rõ “Coi trọng và khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... theo hướng khôi phục và phát triển nghề truyền thống và du nhập phát triển thêm các ngành nghề mới, hình thành các làng nghề sản xuất những mặt hàng thông dụng cho người tiêu dùng, những mặt hàng xuất khẩu” [16, tr 41]
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/1/2002 về phát triển xuất khẩu, đã chỉ rõ: “Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng nông - lâm - hải sản chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng tiểu thủ công nghiệp, thu hút nhiều lao động... phát huy năng lực nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, hợp tác liên kết giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế ngồi quốc doanh hình thành các cơng ty mạnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế” [18, tr2]
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI (năm 2005) đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 350 triệu USD với việc tập trung triển khai có hiệu quả chương trình phát triển xuất khẩu (một trong 5 chương trình trọng tâm). Triển khai thực hiện Nghị quyết XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền và đồn thể các cấp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TU ngày 24/1/2002 về phát triển xuất khẩu;
2.3.1.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và ban hành các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu