- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá
b) Một số kết quả của hoạt động nghề tiểu thủ công nghiệp 2001-
* Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Kết quả điều tra khảo sát 27 huyện, thị xã, thành phố năm 2005 cho thấy: Đến hết tháng 12/2005 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã thu hút trên 150 ngàn lao động, chiếm khoảng 90% lao động tồn ngành cơng nghiệp và 9,8% lao động toàn tỉnh. Ngoài ra chưa tính đến hàng trăm nghìn lao động tham gia sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tại các làng nghề, hộ gia đình dưới hình thức thời vụ vào thời gian nơng nhàn.
Giá trị sản xuất từ ngành nghề tiểu thu công nghiệp tăng từ tỷ trọng 54,3% năm 2000 lên 61,2% năm 2005 với tốc độ tăng 17,6%/năm.
Năm 2005 Tỷ trọng giá trị sản xuất từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tăng 2,01 lần so với năm 2002 (là năm tỉnh có Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp)
* Thu nhập của người lao động trong sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Qua khảo sát một số địa phương, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cho thấy thu nhập của các ngành nghề không đều nhau:
- Thu nhập lao động sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ bình quân: 530.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất đồ gỗ dân dụng bình quân: 413.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất mây tre đan bình quân: 140.000-250.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất mây giang xiên bình quân: 350.000-450.000 đồng/1 tháng
- Thu nhập lao động sản xuất gốm sứ bình quân: 355.000-450.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất dệt thảm bình quân: 370.000-420.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động thêu ren, dệt thổ cẩm bình quân: 340.000-390.000 đồng/1 tháng
- Thu nhập lao động chế biến thực phẩm bình quân: 480.000-550.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất cơ khí, đúc bình qn: 220.000-350.000 đồng/1 tháng - Thu nhập lao động sản xuất đá xẻ xuất khẩu bình quân: 425.000-550.000 đồng/1 tháng
- Thu nhập lao động nghề chiếu cói bình qn: 295.000-400.000 đồng/1 tháng
Đưa so sánh 2 loại lao động (ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và lao động nơng nghiệp thuần) tại chỗ thì thu nhập của người lao động ngành nghề gấp từ 1,5-2 lần. Một số ngành nghề như chế biến hải sản, thực phẩm gấp 2,7 lần; thu nhập của lao động đồ mỹ nghệ gấp từ 2,8-3 lần.
2.2.2. Làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp Thanh Hố
Làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp là nơi duy trì và phát triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp. Ngành nghề càng phát triển thì càng tạo cơ hội để hình thành làng nghề do các yêu cầu về hợp tác hoá, chun mơn hố sản xuất, lưu thơng sản phẩm hàng hoá... hỗ trợ nhau phát triển. Trong điều kiện hiện nay khi có thị trường thì sản xuất ngành nghề của làng, xã được phát triển rộng ra ở các hộ gia đình trong thơn xóm và trở thành làng nghề. Chuyển sang cơ chế thị trường làng nghề nào thích nghi được thì tồn tại và có cơ hội phát triển. Làng nghề qua nhiều thời kỳ, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên luôn diễn ra sự vận động và phân hoá của từng làng ở mức độ khác nhau. Sự phát triển và đào thải cũng diễn ra ở các làng nghề, cùng loại sản phẩm có thể ở làng nghề này sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập và đời sống các hộ làm nghề khá, cũng một mặt hàng, sản phẩm đó ở làng nghề khác, sản xuất và thu nhập đang khó khăn.
Theo số liệu khảo sát thống kê và xác tài liệu nghiên cứu thì các làng nghề đang tồn tại và có tham gia sản xuất ra các sản phẩm hàng hố, tập trung vào các nhóm nghề chính: nghề dệt; đan lát; khâu nón lá; mộc; kim khí (rèn, đúc kim khí); nghề gốm; chế biến lương thực thực phẩm; ngồi ra cịn có một số làng nghề khác như: làm giấy, quạt, làm hương, dệt thổ cẩm...