Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 40 - 41)

- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng

b) Nguồn nhân lực

Dân số năm 2005 của tỉnh là 3.674.838 người, trong đó dân số thành thị chiếm 9,75%, dân số nông thôn chiếm 90,25%; dân số 11 huyện miền núi 876.049 người chiếm 24% dân số của tỉnh. Nguồn lao động hiện có 2.270.104 người chiếm 61,3% dân số; lao động đang tham gia lao động trong nền kinh tế quốc dân có 1.987.132 người, riêng miền núi 507.772 người chiếm 58% dân số miền núi.

- Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực:

Nông Lâm Ngư nghiệp 71,83%; Công nghiệp Xây dựng Giao thông vận tải 12,09%; Dịch vụ 16,08%. Riêng miền núi: Nông Lâm nghiệp 82,90%, Công nghiệp Xây dựng Giao thông vận tải 9,4%, Dịch vụ 7,7%.

- Chất lượng lao động:

+ Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp từ tiểu học trở lên đạt 95,81%

+ Trình độ chun mơn kỹ thuật: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%, trong đó Cao đẳng, Đại học, Trung cấp trở lên 10%; Dạy nghề 17% (trong đó dài hạn 5,2%, ngắn hạn 11,8%). Riêng Miền núi trình độ văn hóa tốt nghiệp từ tiểu học trở lên 87,15%, lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 18,3% tổng số lao động của miền núi, trong đó 9,52% được đào tạo cơ bản có bằng tốt nghiệp; trình độ Trung cấp, Cao đẳng, đại học chỉ chếm 3% lao động qua đào tạo. Người Thanh Hóa có truyền thống cần cù, có tinh thần vượt khó, thơng minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học, kỹ thuật hiện đại, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Đây là lợi thế cơ bản, là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa đẩy mạnh xuất khẩu và tiến hành CNH, HĐH. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng có nguồn lực lao động nhiều chưa chắc đã mạnh, mà lao động cần phải có trình độ nhất định đáp ứng được đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)