Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 66 - 69)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

b) Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất khẩu

Tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá bao gồm các thành phần kinh tế: quốc doanh, cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, các hợp tác xã và các làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ cơng mỹ nghệ và có 42 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Hầu hết các đơn vị này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, lao động khơng nhiều, tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất nghèo nàn, mặt bằng sản xuất hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công, chất lượng sản phẩm khơng cao, doanh thu nhỏ, khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chỉ có một số đơn vị được đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng TCMN đó là Cơng ty TNHH Tư Thành, Cơng ty TNHH Tiên Sơn...

Có thể nói các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá chủ yếu có quy mơ nhỏ, sản xuất phân tán, thiếu vốn sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực thấp, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường trầm trọng... Đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, thiếu ổn định, rất hạn chế, hầu hết xuất khẩu thơng qua uỷ thác, chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài.

- Công tác quảng bá, tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm tuy có làm nhưng khơng được bao nhiêu. Việc đăng ký thương hiệu, xúc tiến bảo hộ tên, xuất xứ hàng hoá mới thực hiện ở một số rất ít sản phẩm, ngay cả những sản phẩm có đăng ký thương hiệu do khơng quản lý được nên nhiều cơ sở sản xuất khác đã lợi dụng nhãn hiệu của cơ sở đã đăng ký để sản xuất ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhìn chung cịn yếu do chưa tạo ra sự đồng đều về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, cùng với tập quán sản xuất nhỏ nên nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng lịng với sản phẩm của mình làm ra, kiểu dáng, mẫu mã,

bao bì chậm đổi mới nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh (mẫu mã đơn điệu, hầu hết mẫu hàng TCMN hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng của phía người mua, đa phần giống với các sản phẩm tương tự của các cơ sở ở địa phương khác cả về mầu sắc và kiểu dáng)

- Mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở khơng có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, hạ tầng kỹ thuật sơ sài.

- Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tuy không lớn nhưng các cơ sở mất quá nhiều thời gian để tiếp cận với nguồn tài chính về thủ tục vay vốn ngắn hạn. Doanh nghiệp khó đáp ứng các điều kiện bảo đảm thế chấp, mặt bằng để mở rộng sản xuất bị hạn chế, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém, chi phí vận chuyển quá cao...

2.2. Thực trạng các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

2.2.1. Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh Thanh Hoá

a) Thực trạng một số ngành nghề thủ cơng truyền thống Thanh Hố

Ngành nghề TTCN Thanh Hoá phát triển từ rất sớm. Trước đây, trong một thời kỳ dài, ngành nghề TTCN phát triển khá chậm chạp và thậm chí có lúc bị mai một. Những năm gần đây, ngành nghề TTCN đã có những chuyển biến đáng kể. Có những sản phẩm mới ra đời, kéo theo các làng nghề mới xuất hiện. Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trường được mở rộng ra các làng trong xã, trong huyện thành “làng nghề”, “xã nghề”, “huyện nghề”.

Ngành nghề TTCN Thanh Hoá phát triển đa dạng, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong hầu hết các ngành kinh tế sản xuất công nghiệp. Theo kết quả điều tra thực tế về ngành nghề TTCN trên 27 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hố, có thể chia ngành nghề TTCN truyền thống Thanh Hố thành các nhóm nghề chủ yếu sau:

- Nghề thủ công mỹ nghệ

- Nghề chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản

- Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản - Sửa chữa dịch vụ cơ khí

- Sản xuất phân bón, hố chất - Dệt thủ cơng, may

Tồn tỉnh có 59.800 cơ sở sản xuất ngành nghề CN-TTCN, trong đó chủ yếu là cơ sở tổ hợp, hộ cá thể với 58.100 cơ sở, 230 DNTN, 651 HTX, 649 công ty TNHH, 178 cơng ty cổ phần. Ngồi ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 219 làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống 103,làng có nghề mới 116.

* Nghề thủ công mỹ nghệ

Là một nghề có sự hình thành, phát triển lâu đời. Trước năm 1954 nghề thủ công mỹ nghệ có số lượng lao động và làng nghề nhiều nhất; đa số các địa phương đều có người tham gia vào nghề này. Từ năm 1990 đa số các làng nghề TCMN ở tỉnh ta bị mai một dần do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên thị trường sản phẩm này gặp khó khăn. Một vài năm gần đây, nghề TCMN nước ta khôi phục và phát triển phục vụ xuất khẩu. Nghề này ở tỉnh Thanh Hố mới dần được khơi phục, nhân cấy và chủ yếu sản xuất hàng thô cho các tỉnh khác.

Chế biến nông, lâm, hải sản: Đây là nghề mà tỉnh ta có tiềm năng và lợi thế phát

triển. Trước đây nghề chế biến nơng sản đã có một số làng được hình thành như: làng làm bánh đa nem Thiệu Châu-Thiệu Hoá, làng Quảng TPThanh Hoá...; nhưng hiện nay chế biến nông sản mới dừng lại ở mức phục vụ thị trường tại chỗ. Loại hình này phát triển và rải khắp trong dân cư, chưa hình thành làng nghề. Chế biến lâm sản ở Thanh Hố hiện nay nói chung cịn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa đáp ứng được cho xuất khẩu. Chế biến hải sản do tiềm năng về hải sản nên trước đây cũng đã có một số làng nghề nổi tiếng như nước mắm Ba Làng huyện Tĩnh Gia, Hoằng Phụ huyện Hoằng Hố, mắm tơm Ngư Lộc huyện Hậu Lộc... hiện nay nghề này đang được tập trung phát triển mạnh.

Sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng: Trước đây nghề sản xuất vật liệu xây

dựng chủ yếu tồn tại theo hình thức tự cung tự cấp trong dân cư. Hiện nay nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng lớn nên nghề này cũng đang được phát triển mạnh. Sản phẩm chủ yếu là gạch ngói, đá khối, đá dăm, đá ốp lát, đá trang trí, mỹ nghệ... các loại.

Sửa chữa, dịch vụ cơ khí, rèn, đúc: Nhu cầu về dụng cụ sản xuất nông nghiệp và

dụng cụ dân sinh ở tỉnh ta rất lớn nên nghề sửa chữa, dịch vụ cơ khí... phát triển cà đã hình thành một số nghề truyền thống như rèn, đúc gang, đúc đồng, đúc bạc, gò, hàn... và đã hình

thành các làng nghề truyền thống như làng rèn Tất Tác xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc, làng nghề đúc gang Hoạch Phúc, làng nghề đúc đồng Thiệu Trung huyện Thiệu Hoá...

Sản xuất phân bón, hố chất: Trước năm 1990 nghề này chưa phát triển mạnh.

Những năm gần đây do khoa học công nghệ phát triển, nông nghiệp phát triển, yêu cầu nâng cao năng suất cây trồng... thì các cơ sở sản xuất phân bón và hố chất có cơ hội phát triển phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh và vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)