- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá
c) Chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
2.1.3.5. Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất khẩu a) Tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
a) Tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định: “Phát triển mạnh doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng; có quy mơ, cơ cấu hợp lý, trình độ cơng nghệ thích hợp với tiềm năng và đặc điểm của các vùng, miền trong tỉnh; tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, với HTX và các hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách” [18, tr3]. Triển khai thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ về phát triển doanh nghiệp giai đoan 2006 - 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành tạo sự chuyển biến tích cực và thu được những kết quả đáng kể, cụ thể:
- Những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hường tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm cải tiến thiết bị, đầu tư công nghệ mới, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh được nâng lên, Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, cổ phần hố, nâng cao vai trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mở rộng sản xuất, kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp dân doanh phát triển ngày càng nhiều, góp phần tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách, đóng góp thiết thực vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tính đến 31/12/2007 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có 4.615 doanh nghiệp, trong đó: cơng ty cổ phần 680; cơng ty TNHH 2.141; doanh nghiệp Nhà nước 17; hợp tác xã 1.029.
- Các cấp các ngành đã từng bước cải cách thủ tục hành chính trong các khâu, thực hiện cơ chế một cửa, niêm yết công khai các thủ tục hành chính, phí và lệ phí và thời gian thực hiện; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với các loại thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật, đơn giản và mẫu hoá tối đa các loại thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đã lập quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh , huyện, xã tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Đã quan tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công tác đào tạo nghề cho lao động đã được quan tâm về phát triển mạng lưới đào tạo, quy mô đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất dạy nghề, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2007 đạt 31,5%. Thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều Sở, ngành và tổ chức đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động và cán bộ quản lý các doanh nghiệp, góp phần tạo cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bắt được thông tin thị trường, cung cấp những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có ý định thành lập doanh nghiệp; trợ giúp nhà quản lý các doanh nghiệp kiến thức, ký năng xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Hoạt động xúc tiến thương mại bước đầu đã có sự quan tâm, tập trung vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, tìm kiếm thị trường, bạn hàng.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn vay được thực hiện ngày càng tốt hơn: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động ban hành các chính sách lãi suất huy động một cách linh hoạt,, đã quan tâm hơn đến việc thực hiện cho doanh nghiệp vay trên cơ sở hiệu quả của dự án, thường xuyên cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản thuận tiện, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp vay vốn.
- Nhiều doanh nghiệp đã năng động hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới cơng nghệ sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, sản phẩm mới nên kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt, góp phần tăng trưởng về kinh tế cho tỉnh, làm thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tích cực (giảm tỷ trọng nơng lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ). Năm 2007 giá trị sản xuất đạt 17.588 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2006, có 74 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó có 29 doanh nghiệp đã hồn thành vượt mức kế hoạch. Tổng thu thuế từ các doanh nghiệp đạt 1.064 tỷ đồng/ tổng thu toàn tỉnh 1.831 tỷ đồng.
* Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém:
- Số lượng doanh nghiệp tuy có tăng nhưng tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số còn thấp xã so với bình qn chung cả nước. Đa số có quy mơ nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, hải sản chưa nhiều. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh còn bất hợp lý, ngành nghề kinh doanh chủ yếu tập trung vào dịch vụ thương mại và xây dựng, ít doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp; tính đa dạng trong từng ngành nghề kinh doanh chưa cao. Doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở địa bàn thành phố, thị xã và một số huyện đồng bằng; doanh nghiệp ở nông thơn, miền núi q ít, có huyện chưa có doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng các tiến bộ của công nghệ tin học vào phục vụ hoạt động kinh doanh chưa nhiều. Chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung cịn thấp: cơng nghệ ở mức trung bình và lạc hậu; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và tay nghề của người lao động còn yếu; chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng thương hiệu và uy tín sản phẩm. Thu nhập của người lao động còn thấp, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội trong nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm.
- Quan hệ hợp tác, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, chưa chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp, dẫn đến hoạt động của một số hiệp hội thiếu hiệu quả. Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, gian lận, trốn tránh nghĩa vụ, gây thiệt hại cho lợi ích chung đang diễn ra ở nhiều lĩnhvực. Tốc độ phát triển doanh nghiệp thời gian qua còn thấp, chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, quản trị doanh nghiệp theo kiểu gia đình là phổ biến, hiệu quả hoạt động chưa cao, kết quả thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước cịn thấp. Có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp nhưng tính khả thi khơng cao, do đó doanh nghiệp sau thành lập không đi vào hoạt động được phải chuyển đổi hoặc tự giải thể.
- Việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng xây dựng được tất cả các ngành, các cấp niêm yết công khai các thủ tục hành chính nhưng trong q trình thực hiện cịn lúng túng, một số cán bộ công chức được giao nhiệm vụ cụ thể cịn chưa thực sự hết lịng vì cơng việc, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhu cầu vay vốn để đầu tư là một trong những yêu cầu bức súc của các doanh nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì gặp khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các tổ chức ngân hàng và doanh nghiệp
- Một số huyện còn chưa xây dựng được kế hoạch phát triển doanh nghiệp một cách cụ thể, chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp phát triển doanh nghiệp, chưa tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh có đủ điều kiện phát triển thành doanh nghiệp, chưa thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại và báo cáo đầy đủ về hợp tác xã trên địa bàn
- Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phát triển doanh nghiệp tuy đã được quan tâm thường xuyên, đã xây dựng được chuyên mục về phát triển doanh nghiệp nhưng nội dung cịn nghèo nàn, chưa có nhiều nội dung mang tính phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chưa thực sự là diễn đàn đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh.
* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, chủ yếu là do:
- Các cấp uỷ và chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức và thiếu các cơ chế, chính sách hấp dẫn để khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Thủ tục hành chính vẫn cịn nhiều phiền hà, vướng mắc, làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các loại hình doanh nghiệp khơng được triển khai thực hiện nghiêm túc; yêu cầu của chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa được giải quyết đầy đủ, kịp thời. Nhận thức của một bộ phận cán bộ cơng chức về vị trí, vai trị của doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa đúng mức. Hiệu quả phổ biến, tuyên truyền pháp luật kinh doanh chưa cao. Bộ máy của các ngành, các cấp tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Kết quả phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao.
- Tâm lý xã hội và ý chí lập nghiệp bằng con đường phát triển sản xuất kinh doanh chưa được khơi dậy mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của đội ngũ doanh nhân còn nhiều hạn chế. Nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo một số doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà
nước chưa có những đổi mới về tư duy quản lý theo kịp với hình thức tổ chức mới của doanh nghiệp, do đó phát sinh nhiều mâu thuẫn từ nội bộ doanh nghiệp, làm cản trở quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác dạy nghề, đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động xã hội nhằm xác định vai trị doanh nghiệp, tơn vinh sự cống hiến của doanh nhân chưa mạnh mẽ, chưa tạo được khí thế sơi động để khơi dậy tiềm năng, huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tư phát triển doanh nghiệp. Dịch vụ phát triển kinh doanh cịn hạn chế, chưa có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh trên địa bàn. Mặt khác doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh. Điều kiện về hạ tầng kinh tế như cửa khẩu, cảng, hệ thống cầu, đường giao thông, điện, thông tin liên lạc... vẫn còn nhiều yếu kém, làm hạn chế việc khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ.
* Về hoạt động của các hiệp hội ngành hàng:
Hiệp hội doanh nghiệp là một loại hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được nhà nước cho phép thành lập, có hội viên là các doanh nghiệp, các tổ chức khác và các cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ lợi ích của hội viên và đạt được mục đích của cả hiệp hội. Như vậy, Hiệp hội doanh nghiệp là một tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận của các doanh nhân, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau vì các lợi ích chung, để cùng phát triển và cải thiện vị thế kinh tế - xã hội cho từng hội viên. Theo Nghị định 88/CP Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với vai trò hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, hiệp hội là cơ chế để các doanh nghiệp tự giúp mình; tăng sức cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp, tận dụng lợi thế do quy mô trong việc tiếp thị, bán hàng, thu mua nguyên vật liệu, thống nhất giá cả và ổn định chất lượngh; tăng cường vị thế của doanh nghiệp trong xã hội, đối với các bên có liên quan, đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau (tận dụng nguồn vốn xã hội). Hiệp hội doanh nghiệp là cầu nối giữa chính quyền với doanh nghiệp, qua đó chính quyền nắm
bắt được nhu cầu, nhuyện vọng của doanh nghiệp để định ra chính sách quản lý vĩ mơ phù hợp, giúp chính quyền thực hiện các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh với chi phí hiệu quả hơn và sát hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, các tổ chức hỗ trợ sẽ hỗ trợ cho hiệp hội doanh nghiệp có hiệu quả hơn nhiều so với hỗ trợ từng doanh nghiệp riêng lẻ, do đó tính bền vững cao hơn, các nguồn lực có khả năng được chia đều hơn cho nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp riêng lẻ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, làm cho hiệu quả hỗ trợ có thể được lan rộng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có Hiệp hội chiếu cói Thanh Hố hoạt động tương đối hiệu quả và hiệp hội thủ công mỹ nghệ mới được thành lập (tháng 8/2007) với 30 thành viên. Các hiệp hội này đã tập hợp được các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh, bước đầu đã thực hiện được chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước; đã tích cực tổng hợp những kiến nghị của các hội viên về cơ chế, chính sách của nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chính sách quản lý phù hợp. Đồng thời hiệp hội đã quan tâm đến việc cung cấp thơng tin chính sách, luật pháp, công tác xúc tiến thương mại, tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ cho hội viên; tiến hành khảo sát, nắm bắt năng lực về lao động, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu và phát triển nghề trên toàn tỉnh tiến tới đủ khả năng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.
Tuy nhiên, thời gian qua hiệp hội chưa phát huy được hết vai trò và tác dụng của hiệp hội đối với sự phát triển của ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung, chiếu cói nói riêng, bởi vì tuy tập hợp được đơng đảo các hội viên nhưng nhìn chung hiệp hội chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự liên kết chặt chẽ trong ngành, cá biệt còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa một số hội viên làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của